Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Phủ Chủ tịch, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng Lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình. Công trình bắt đầu vào ngày 2/9/1973 và hoàn thành vào ngày 29/8/1975, nhân kỷ niệm 30 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nhìn lại lịch sử, ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ, Trung ương Đảng từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô. Theo giới thiệu của Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trước kia đây là Phủ Toàn quyền, nhưng việc xây dựng nên công trình kiến trúc này là bàn tay của những người thợ Việt Nam. Bây giờ nhân dân được tự do, đất nước được độc lập, quyền làm chủ toà nhà phải thuộc về nhân dân”.
Cột cờ Hà Nội ở số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Công trình được xây dựng trên nền đất cũ của thành Tam Môn thời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cột cờ Hà Nội được dùng làm đài quan sát khu vực nội và ngoại thành. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, lần đầu tiên quốc kỳ Việt Nam – cờ đỏ sao vàng bay trên đỉnh Kỳ đài.Năm 1954, lá cờ đỏ sao vàng lại được cắm lên đỉnh cột cờ, đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.
Hồ Hoàn Kiếm, nằm ở quận Hoàn Kiếm như trái tim của Thủ đô với diện tích khoảng 12ha và chu vi khoảng 1,7km. Thời phong kiến, hồ được gọi là hồ Lục Thủy vì có nước xanh biếc. Nơi đây còn là địa điểm duyệt binh thủy quân của nhà vua nên còn được gọi là hồ Thủy Quân.
Đầu năm 2024, Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội ra mắt sản phẩm trải nghiệm với chủ đề “Ngọc Sơn – đêm huyền bí” tại đền Ngọc Sơn với những trải nghiệm độc đáo và đầy mới lạ, mỗi điểm dừng trong tour đều được thắp sáng bởi công nghệ hiện đại từ 3D mapping.
Cùng với đó có hình ảnh anh bộ đội cầm súng, công nhân, phụ nữ Thủ đô cùng sát cánh bên các chiến sĩ bảo vệ Hà Nội. Trên nền là những mái nhà của phố cổ lô xô, dáng hình chợ Đồng Xuân và ô Quan Chưởng xưa.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu. Nằm ở phía Nam Kinh thành Thăng Long, Văn Miếu có các gian thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Theo thống kê vào năm 2023, di tích đã đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó gần 500.000 học sinh.