Hầu hết những đứa trẻ lớn lên có triển vọng từ nhỏ đều sở hữu 3 thói quen này, điểm số trên lớp không phải yếu tố quyết định

5 mins read
Hầu hết những đứa trẻ lớn lên có triển vọng từ nhỏ đều sở hữu 3 thói quen này, điểm số trên lớp không phải yếu tố quyết định

Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên sẽ thông minh, khôn khéo, phát triển cả về IQ và EQ. Dù không quá đặt nặng thành tích học tập cho con, khiến con bị áp lực nhưng nếu con có thể thi đỗ vào những ngôi trường đại học top đầu thì cha mẹ nào cũng mừng cả.

Tuy nhiên tương lai của một đứa trẻ ra sao có thể suy ra từ điểm số hiện tại trên lớp hay không? Theo các chuyên gia giáo dục, chỉ có thể nói rằng, điểm số và tương lai của trẻ có một mối quan hệ nhất định, nhưng chắc chắn điểm số không phải thứ có thể đại diện, phản ánh được hết tương lai của trẻ. Điểm số sẽ chỉ là một phần rất, rất nhỏ phản ánh tương lai.

Ông Inamori Kazuo là một tỷ phú nổi tiếng của Nhật Bản. Ông là nhà kinh doanh đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera. Vị tỷ phú này cũng là cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines và đã cứu hãng hàng không này khi hãng đang đứng trên bờ vực phá sản. Theo ông Kazuo, hầu hết những đứa trẻ có triển vọng lớn trong tương lai đều có 3 thói quen dưới đây. Ngay cả khi điểm số của con bạn không quá tốt nhưng chúng có 3 thói quen này thì cha mẹ cũng không cần lo lắng.

Hầu hết những đứa trẻ lớn lên có triển vọng từ nhỏ đều sở hữu 3 thói quen này, điểm số trên lớp không phải yếu tố quyết định - Ảnh 1.

Tỷ phú Inamori Kazuo

1. Thứ nhất: Chăm chỉ suy nghĩ 

Trước hết, thói quen đầu tiên đó là chăm chỉ suy nghĩ. Ông Inamori Kazuo tin rằng chỉ bằng cách suy nghĩ lặp đi lặp lại, bộ não của chúng ta mới có thể duy trì hoạt động và nghĩ ra được những kế hoạch học tập, công việc hiệu quả. Con người phải không ngừng tìm tòi, tư duy, xem xét mọi chi tiết của sự việc, từ đó hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình làm việc.

Nếu một đứa trẻ chăm chỉ suy nghĩ mỗi khi làm một việc gì đó và nghĩ đến tất cả các rủi ro của vấn đề đó, thì trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi gặp phải rủi ro. Hơn nữa, khả năng lập kế hoạch và khả năng thực hiện kế hoạch của trẻ cũng sẽ được cải thiện. Trẻ sẽ biết làm mọi việc một cách có trật tự, sau này sẽ dễ dàng đạt được thành tựu hơn.

2. Thứ hai: Lập kế hoạch ngắn hạn 

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, trên thực tế, Inamori Kazuo chưa bao giờ thích lập những kế hoạch dài hạn mà ông rất coi trọng những kế hoạch ngắn hạn. Ông cảm thấy rằng nếu không có một cuộc sống tốt mỗi ngày và không hạnh phúc mỗi ngày, thì sẽ không có mục tiêu lâu dài.

Mục đích của ông Kazuo khi lập những mục tiêu ngắn hạn là để ngăn những mục tiêu dài hạn mà ông đặt ra không bị phá vỡ bởi một số trường hợp bất khả kháng. Nếu ông làm tốt mọi việc mỗi ngày thì có thể hoàn thành công việc tổng với hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, căn cứ vào hiệu quả công việc hàng ngày, nếu có gì đó không phù hợp, ông Kazuo có thể điều chỉnh dễ dàng.

Ông Kazuo cho rằng, nhiều đứa trẻ không phải kém thông minh, IQ thấp mà chỉ là đang thiếu những mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn. Hãy tưởng tượng nếu cha mẹ nói với con phải đỗ Đại học top 1 khi con mới học tiểu học thì con có thể hiểu nổi không? Con có đạt được không?

3. Thứ ba: Quản lý cảm xúc 

Trẻ nhỏ hay người lớn thì học cách quản lý cảm xúc đều rất quan trọng. Con đường dẫn đến thành công không hề thuận buồm xuôi gió, trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bão táp. Nếu như trẻ dễ mất bình tĩnh, nổi nóng, dễ bỏ cuộc thì sẽ chẳng thể nào đi đến thành công được.

Vậy nên khi trẻ gặp thất bại, cha mẹ cần giúp trẻ bình tĩnh lại, phân tích lỗi sai của mình, từ đó rút kinh nghiệm để công việc sau suôn sẻ hơn. Nên nhớ, mất bình tĩnh không bao giờ là cách tốt để giải quyết vấn đề mà chỉ khiến vấn đề rối rắm hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog