Hầu hết những đứa trẻ xuất sắc đều được trải nghiệm môi trường này ngay từ khi …

11 mins read
Hầu hết những đứa trẻ xuất sắc đều được trải nghiệm môi trường này ngay từ khi …

Hầu hết những đứa trẻ xuất sắc đều được trải nghiệm môi trường này ngay từ khi còn nhỏ

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 18:14 16/06/2023

Trên thực tế, những đứa trẻ được bố mẹ làm điều này thường tiếp nhận những điều mới lạ và có những nhận thức, cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới. Vì vậy tính cách chúng thường tự tin, mạnh dạn hơn, gặp sự việc cũng bình tĩnh hơn, không sợ sệt.

  • 3 biểu hiện chứng tỏ bé rất thông minh
  • 3 đặc điểm rõ mồn một của người kém thông minh
  • Cặp song sinh cùng trứng có IQ chênh lệch do được nuôi ở 2 quốc gia khác nhau, minh chứng cho tác động không ngờ của môi trường sống

Những ai đã xem chương trình Siêu Trí Tuệ của Trung Quốc hẳn đã quen thuộc với nhân vật Vương Dục Hành. Anh từng xếp thứ nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học chuyên ngành Thiết kế của Thanh Hoa, điểm chuyên môn cao hơn người đứng thứ hai 40 điểm. Vừa có tài vừa có thực lực, anh là học sinh toàn diện.

Trên thực tế, Vương Dục Hành khi còn nhỏ thường cùng cha mẹ đi du lịch, ít khi chăm chỉ học tập, đặc biệt thích ở bên hoa cỏ, cây cối, cá và côn trùng.

Hầu hết những đứa trẻ xuất sắc đều được trải nghiệm môi trường này ngay từ khi còn nhỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giờ đây, anh đã có một cô con gái, hễ có thời gian là lại đưa con đi lướt sóng, vào thủy cung ngắm sứa. Cô bé cùng bố đi du lịch khắp nơi nhưng vẫn duy trì kết quả hàng đầu trong lớp, lại thích đọc sách và thể thao.

Vương Dục Hành tin rằng thế giới của trẻ em không nên chứa đầy sách giáo khoa và điểm số, mà nên sống động và đầy màu sắc. Thế giới rộng lớn và phong phú, trẻ cần có nhiều kiến thức từ thực tế hơn.

Việc học của trẻ không chỉ ở sách vở, lớp học

Hầu hết những đứa trẻ xuất sắc đều bước ra từ “sóng gió” từ khi còn nhỏ. Chúng được thử thách, được thất bại, được thành công. Từ đó phát triển tính cách và khả năng của mình.

Có 2 người bạn, con của họ đều đang học tiểu học. Một người ít khi đưa con đi du lịch, cho rằng tốn kém và phiền phức, với số tiền đó, thà đăng ký cho con học thêm vài lớp học kỹ năng. Một đồng nghiệp khác đưa con đi khám phá khắp nơi vào mỗi cuối tuần, chẳng hạn như công viên, hay đến một danh lam thắng cảnh nào đó, chụp ảnh với những con vật nhỏ và ăn cá nướng bên bờ biển.

Con của hai người họ xuất hiện trong một bữa tiệc, và sự khác biệt thực sự rõ ràng. Một người hướng nội và nhút nhát, ít nói; người kia tự tin và hào phóng, có khả năng hùng biện…

Trên thực tế, những đứa trẻ được ra ngoài dạo chơi thường tiếp nhận những điều mới lạ và có những nhận thức, cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới. Tính cách vì thế thường tự tin, mạnh dạn hơn, gặp sự việc cũng bình tĩnh hơn, không sợ sệt.

Trong nghiên cứu về “Tư duy tăng trưởng”, bà Carol Dweck – GS.TS Tâm lý học tại Đại học Stanford từng kết luận: Những đứa trẻ có tư duy phát triển sẽ không dễ dàng bị đánh bại ngay cả khi thất bại, mà sẽ tiếp tục điều chỉnh tâm lý và bước tiếp. Đồng thời, chúng thường duy trì tư duy tăng trưởng thay vì tư duy cố định.

Sự xuất sắc của trẻ em phát triển từ những “sóng gió”. Một đứa trẻ được va chạm bên ngoài trong một thời gian dài có một tâm hồn rộng mở. Đồng thời, sự tò mò, khao khát tri thức cũng được bùng phát, các em sẽ không mất hứng thú học tập vì những kiến thức sách vở, lớp học nhàm chán. Đó là khao khát khám phá thế giới và xã hội.

Người thông minh phần lớn quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải. Hơn 70% nhà khoa học đều có ưu thế nằm ở não phải. Nếu đánh giá một đứa trẻ thông minh hay không, người ta sẽ xem xét não phải của chúng phát triển như thế nào. Và để kích thích trí tưởng tượng và khả năng quan sát của trẻ, giúp ích cho sự phát triển của não phải, việc đưa con đi tham quan nhiều cảnh đẹp hay khám phá những vùng đất mới là một điều được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên làm.

Cha mẹ cần nhận thức sâu sắc rằng việc học của trẻ không chỉ ở sách vở, lớp học. Đó còn là hương vị tuyệt đẹp của những con đường bạn đã đi, phong cảnh bạn đã thấy, những người bạn đã gặp và thiên nhiên bạn đã chạm vào.

Cho trẻ đi chơi phù hợp theo độ tuổi

Trước 3 tuổi, trẻ nhỏ có thể trạng và thể chất còn hạn chế, dễ xảy ra các vấn đề, nên đi những quãng đường ngắn. Sau 3 tuổi, cơ thể và trí não phát triển vượt bậc, bố mẹ không cần phải bế ẵm bé mọi lúc mà chỉ cần quan sát và để con chơi thỏa thích.

Tuy nhiên, đối với trẻ 3 tuổi, việc chơi theo sở thích là tốt, không cần thiết phải bắt trẻ hoàn thành nhiệm vụ, công việc. Hãy để con chạm và xem, vui chơi bao nhiêu tùy thích. Việc này thực sự kích thích sự phát triển trí não của trẻ.

Trẻ 3 tuổi có thể đến bảo tàng tự nhiên, phòng trưng bày nghệ thuật, bảo tàng động vật hoặc bảo tàng khoa học và công nghệ, cũng như vườn thú hoặc thủy cung. Đối với trẻ 6 tuổi, tham quan viện bảo tàng cũng có thể nuôi dưỡng sở thích của trẻ.

Trẻ em 10 tuổi có thể trau dồi khả năng học tập để phát triển suốt đời. Hãy để trẻ tự hình thành hướng sống của mình trong những điều mới lạ. Nhưng trước khi ra ngoài, đối với trẻ lớn, bạn có thể thực hiện một số chiến lược, chẳng hạn như đọc trước sách khoa học phổ thông để trẻ có hiểu biết sơ bộ về núi sông, trái đất, khủng long, cổ vật. Khi nhìn thấy đồ thật, trẻ sẽ liên kết kiến thức trong sách với hiện tại, từ đó hiểu sâu hơn về sự khác biệt giữa sách và đồ vật.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Kỳ nghỉ Gia đình Anh: 49% những người được hỏi có những kỷ niệm hạnh phúc nhất là những chuyến đi chơi cùng gia đình; 33% cho biết họ vẫn nhớ rất rõ những kỳ nghỉ cùng gia đình thời thơ ấu; và 25% sử dụng những ký ức đó để vượt qua những thời điểm khó khăn.

Tuổi thơ của trẻ nhỏ vô cùng quý giá, những trải nghiệm như chơi đùa dưới tán hoa anh đào, cùng gia đình ngồi cạnh nhau ngắm bình minh trên đỉnh núi, ăn bữa cơm đậm đà hương vị quê… sẽ trở thành những khoảng thời gian ấm áp nhất trong lòng trẻ thơ.

Phong cảnh và những con đường đã đi cuối cùng sẽ in sâu vào tâm trí đứa trẻ và trở thành một tài sản không thể thiếu trong cuộc đời của con cái.

  • cha mẹ
  • Bài học dạy con
  • Phương pháp giáo dục con cái

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog