Ho có đờm ở trẻ xử trí như nào

7 mins read
Ho có đờm ở trẻ xử trí như nào

Cần theo dõi sát sao khi trẻ ho có đờm

Ho có đờm ở trẻ sẽ cản trở quá trình hô hấp, điều này sẽ khiến trẻ nhỏ không muốn bú mẹ và hay quấy khóc. Việc trẻ ho có đờm là một triệu chứng rất thông thường, tuy nhiên nếu không phát hiện và tìm cách điều trị kịp thời, ho có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác như viêm phổi hay viêm phế quản.

Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng ho có đờm, cần theo dõi chặt chẽ xem trẻ có tỉnh táo hay không, khi trẻ quấy khóc, kích thích, li bì, vẻ mặt hốc hác… cần coi chừng đó là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nặng.

Kiểm tra nhiệt độ để xác định việc trẻ có sốt hay không, việc sử dụng hạ sốt đúng lúc ở trẻ giúp tránh tình trạng sốt cao co giật.

Luôn theo dõi đánh giá trẻ có thở nhanh hay chậm hơn bình thường hay không, điều này rất quan trọng trong các bệnh lý hô hấp.

Nếu phát hiện thấy trẻ có hiện tượng thở khò khè, phập phồng cánh mũi, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm hõm ức, rút lõm lồng ngực, đau tai, chảy dịch tai kèm theo các biểu hiện bất thường khác, thì cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

3 bước xử trí ho có đờm ở trẻ cha mẹ cần biết- Ảnh 2.

Ho có đờm ở trẻ sẽ cản trở quá trình hô hấp. Ảnh minh hoạ.

3 cách xử trí ho có đờm cho trẻ

Cần vệ sinh đúng cách khi trẻ bị ho

Khi trẻ ho có đờm, cha mẹ cần vệ sinh đúng cách cho trẻ. Hàng ngày cần nhỏ nước muối sinh lý – hút đờm bằng cách cho trẻ nằm nghiêng, nhỏ khoảng 5 – 6 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên.

Để hỗ trợ khi trẻ ho có đờm, cha mẹ nên tiến hành vỗ rung long đờm, để giúp trẻ dễ chịu, giảm ho. Thời điểm vỗ rung long đờm tốt nhất cho trẻ là buổi sáng sớm, khi trẻ mới thức dậy, vì sau một đêm dài lượng đờm sẽ ứ đọng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho trẻ sau khi khí dung và phụ huynh chú ý không vỗ rung khi trẻ vừa ăn xong, vì có thể khiến trẻ bị nôn ói.

Các bước tiến hành vỗ rung long đờm phù hợp là: Để trẻ nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này giúp dẫn lưu đờm tốt hơn. Về vị trí vỗ rung, phụ huynh nên vỗ từ vùng phổi của trẻ, vỗ từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Vùng phổi của trẻ được xác định từ ngang lưng trở lên.

Bước vỗ rung cụ thể là: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống có không khí để khi vỗ trẻ sẽ không bị đau (nếu để bàn tay thẳng thì khi vỗ trẻ sẽ bị đau);

Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ, tiếng vỗ bộp bộp là đúng kỹ thuật. Khi vỗ rung đúng sẽ cảm thấy lồng ngực của trẻ rung lên theo từng nhịp vỗ, trẻ không hề có cảm giác đau. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung, vì có thể khiến trẻ bị đau.

Vỗ rung trong khoảng 10 – 15 phút/lần. Sau khi vỗ rung, có thể trẻ sẽ ho nhiều và nôn ra đờm. Phụ huynh nên quan sát xem đờm trắng loãng hay có màu xanh, vàng đặc và cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

– Chú ý dinh dưỡng và thực hiện chỉ định của bác sĩ

Trẻ ho có đờm thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ ăn làm nhiều bữa, ăn loãng. Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, kẽm và sắt cùng các loại dưỡng chất khác. Nên cho trẻ ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu, nhưng có đầy đủ dưỡng chất như cháo, sữa… cần hạn chế những món ăn chế biến có nhiều mỡ như đồ chiên, xào…

– Không tự ý dùng thuốc trị ho, thuốc tiêu đờm khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là các vùng cổ, bàn chân; Đảm bảo môi trường sống và học tập của trẻ luôn sạch sẽ, hạn chế khói bụi và vi khuẩn tấn công trẻ; Đảm bảo độ ẩm trong nhà ở mức độ phù hợp; Khi trẻ ngủ nên nâng cao gối để giúp trẻ dễ thở hơn và ngủ ngon giấc hơn. Chất lượng giấc ngủ đảm bảo sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Ho cũng là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gồm: Hô hấp; Tim mạch (suy tim trái); Tiêu hóa (do trào ngược dạ dày thực quản); Tác dụng phụ của thuốc; Tâm lý…

Về phân loại có ho khan và ho có đờm. Trong đó, ho khan là ho không có đờm do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm siêu vi hay trẻ hít phải tác nhân gây kích ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu…). Đối với ho có đờm là khi ho có tiết nhiều đờm đặc hoặc loãng do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn.

Về mức độ ho, nếu trẻ ho dưới 3 tuần được xem là ho cấp tính; từ 3 – 8 tuần là ho bán cấp tính; trên 8 tuần trở lên là ho mạn tính.

Hiện thuốc để điều trị ho chia thành 3 loại: Antitussive (chống ho); Protussive (hỗ trợ ho) và thuốc ho thảo dược. Dựa vào đặc tính của từng loại thuốc và tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ có phương hướng chỉ định.

Để tránh các hệ lụy không mong muốn, bác sĩ Khôi khuyến cáo: Phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ nếu chưa có sự cho phép của y bác sĩ. Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog