Không phải điện thoại hay sự lười biếng mà chính 4 cách giáo dục này của cha mẹ mới là lý do “hủy hoại tương lai” con trẻ

5 mins read
Không phải điện thoại hay sự lười biếng mà chính 4 cách giáo dục này của cha mẹ mới là lý do “hủy hoại tương lai” con trẻ

Không dạy trẻ suy nghĩ độc lập

Trong quá trình giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn tự ý đưa ra quyết định việc cá nhân của con mà không thèm hỏi ý kiến hay cảm xúc của chúng. Họ mặc định đó là điều hiển nhiên và buộc trẻ phải nghe theo. 

Sau vài lần phản kháng, mà vẫn chưa thấy sự thay đổi của cha mẹ, chúng sẽ tỏ ra bướng bỉnh hoặc nhút nhát nghe theo. Điều này khiến mối quan hệ giữa hai bên sẽ trở nên khó khăn, mệt mỏi và ngại chia sẻ, mở lòng.

Không phải điện thoại hay sự lười biếng mà chính 4 cách giáo dục này của cha mẹ mới là lý do “hủy hoại tương lai” con trẻ - Ảnh 1.

Lớn dần lên, khi không có cha mẹ, chúng sẽ hoang mang không biết nên làm mọi việc như thế nào, lựa chọn ra sao. Trong mọi chuyện, trẻ thường không có chính kiến mà chỉ biết đi theo lựa chọn của người khác. 

Nếu gặp phải người tốt chỉ dẫn thì không sao, nhưng nếu gặp phải kẻ xấu chúng sẽ rất dễ bị lợi dụng đi vào những con đường phạm pháp. 

Vậy nên cha mẹ đừng tự ý đưa ra quyết định trong mọi chuyện hộ con mà hãy để trẻ tự suy nghĩ và xử lý những việc cá nhân của mình. 

Không dạy trẻ lên kế hoạch cho tương lai

Lý do khiến nhiều người dành cả cuộc đời để làm việc lặp đi lặp lại, không có sự bứt phá cũng không có sự cố gắng là bởi họ không có kế hoạch cho tương lai và không có mục tiêu trong cuộc sống. 

Nhiều đứa trẻ ngay từ nhỏ đã không có động lực để tiến về phía trước là bởi cha mẹ không dạy cho con cách suy nghĩ và đặt mục tiêu cho tương lai. Chúng thường có suy nghĩ làm tới đâu hay tới đó, khi gặp khó khăn thì vội nản lòng và chùn bước. 

Không phải điện thoại hay sự lười biếng mà chính 4 cách giáo dục này của cha mẹ mới là lý do “hủy hoại tương lai” con trẻ - Ảnh 2.

Để thay đổi điều này, ngay từ nhỏ, cha mẹ nên rèn cho con cách đặt những mục tiêu, lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho cuộc sống của bản thân. Như vậy trong từng giai đoạn, trẻ sẽ hình thành suy nghĩ luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành đích đến đó. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy con nêu ra từng bước, làm từng mục tiêu nhỏ để có thể hoàn thành mục tiêu lớn trong tương lai. 

Phụ huynh cũng có thể khích lệ, động viên con bằng cách thưởng cho trẻ một món quà nhỏ mỗi lần đạt được mục tiêu. Điều này khiến con càng thêm có động lực và ngày một cố gắng hơn. 

Không dạy trẻ khái niệm về thời gian 

Nhiều trẻ bị thu hút bởi những thứ bên ngoài, dẫn đến việc lãng phí thời gian học tập. Hoặc chúng luôn luôn lề mề trong mọi việc, thành ra lúc nào cũng trong tình trạng chậm trễ. 

Nhiều bậc cha mẹ xử lý bằng cách liên tục thúc giục, khiến trẻ mất đi ý thức về thời gian vì luôn làm theo sự sắp đặt của người khác. 

Phụ huynh không nên lúc nào cũng giục dã, vội vã trong cuộc sống của con cái. Hãy dạy cho con biết hậu quả của việc trì hoãn sẽ như thế nào, để cho con tự học cách căn chỉnh thời gian một cách hợp lý trong cuộc sống của mình. 

Không phải điện thoại hay sự lười biếng mà chính 4 cách giáo dục này của cha mẹ mới là lý do “hủy hoại tương lai” con trẻ - Ảnh 3.

Như vậy, trẻ sẽ tự có ý thức trong mọi chuyện, không hình thành tính cách cao su thời gian hay lúc nào cũng vội vàng. Làm mọi thứ đúng lúc đúng thời điểm sẽ trở nên tốt nhất. 

Không dạy con cách tự bảo vệ bản thân

Trẻ em hay người lớn không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió trong mọi việc. Để có thể tiến xa trong tương lai việc gặp phải những khó khăn. vấp ngã là không thể tránh khỏi. 

Nhiều bậc cha mẹ hoàn toàn hiểu rõ điều này nhưng khi thấy trẻ gặp bất cứ khó khăn nào là họ lại luôn đứng ra giải quyết thay con. Điều này khiến trẻ không biết cách tự bảo vệ chính mình, bất cứ khi nào gặp khó khăn là chúng lại tìm đến cha mẹ. 

Trong những tình huống như vậy, hãy để con trẻ kiên nhẫn, khóc cũng được, hoang mang cũng được. Nhưng sau đó, chúng sẽ hiểu ra mấu chốt vấn đề ở đâu, để tự biết cách bảo vệ, tự giải quyết vấn đề của bản thân mình. Tất nhiên, cha mẹ vẫn nên là cố vấn để đồng hành và giúp đỡ cùng con. 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog