Lá thư tuyệt mệnh dài 600 chữ, nhắc 7 lần 2 từ này khiến vô số phụ huynh rơi nước mắt

8 mins read
Lá thư tuyệt mệnh dài 600 chữ, nhắc 7 lần 2 từ này khiến vô số phụ huynh rơi nước mắt

Một tháng trước, Mỹ Mỹ, một học sinh cấp hai ở Quảng Châu (Trung Quốc), đã chọn cách kết thúc cuộc đời tuổi trẻ của mình. Ngay sau đó, lá thư tuyệt mệnh em để lại cho mẹ được lan truyền trên mạng, khiến vô số phụ huynh cũng đồng cảm và bật khóc.

Trong lá thư chưa đầy 600 từ, Mỹ Mỹ nhắc đến từ “mệt mỏi” nhiều nhất, tới 7 lần: “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã không làm tròn bổn phận hiếu thảo với mẹ. Con mệt mỏi quá nên muốn chợp mắt một lát; Con cảm thấy điều mệt mỏi nhất trên đời không phải là đi làm mà là học tập…

Giữa những dòng chữ, Mỹ Mỹ tâm sự những suy nghĩ nội tâm chân thực nhất của mình, đồng thời cũng nói với mẹ lý do tại sao mình – một đứa trẻ thường tỏ ra “nóng nảy và nhạy cảm”, lại chọn nhảy khỏi tòa nhà.

Lá thư tuyệt mệnh dài 600 chữ, nhắc 7 lần 2 từ này khiến vô số phụ huynh rơi nước mắt- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Cô bé cho biết mình còn rất nhiều việc phải làm và cũng rất yêu mẹ. Nhưng em nói: “Con không còn sức để làm việc đó nữa”.

Đứa trẻ vẫn cảm thấy tội lỗi cho đến khi chết, em cảm thấy rằng không có mình thì mẹ sẽ tốt hơn vì không còn phải tốn nhiều tiền nữa, mẹ cũng không cần phải mệt mỏi như vậy.

Rõ ràng đời sống vật chất hiện tại của chúng ta tốt hơn trước rất nhiều lần nhưng tại sao con cái, cha mẹ ngày càng mệt mỏi?

Thế hệ trẻ em này khó khăn đến mức nào?

Một cô bé 10 tuổi mắc chứng trầm cảm. Người mẹ cho biết, để con đạt điểm cao, cô bắt đầu cho con đi học thêm từ lớp một. Cuộc sống của đứa trẻ chi xoay quanh học, học và học. Phải đến khi đứa trẻ im lặng, không chịu giao tiếp với gia đình, người mẹ mới nhận ra con mình đang vướng vào một vấn đề gì đó.

Một giáo sư tâm lý học từng chia sẻ cuộc trò chuyện với các con của mình. Giáo sư nói: “Thế hệ của các con tốt hơn thế hệ của bố mẹ và có thể dễ dan gf học hỏi mọi thứ mỗi ngày”. Nhưng đứa trẻ nói: “Chỉ có thế hệ của chúng con ghen tị với thế hệ của bố mẹ. Mẹ không thể cảm nhận được áp lực của chúng con. Mỗi ngày chúng con học từ 7 giờ sáng đến 5 giờ 30 chiều, chúng con phải viết bài tập đến 11 giờ tối và thậm chí thứ bảy, chủ nhật chúng con còn phải đi học luyện thi. Không phải là một ngày, mà là 12 năm”.

Trong bộ phim tài liệu “Starting Line”, Tang – cô bé 7 tuổi người Bắc Kinh phải tham gia bốn lớp học vào các ngày thứ Bảy . Cô bé ra ngoài lúc 7 giờ sáng cho đến khi lớp học kết thúc lúc 5 giờ chiều, chạy và bắt xe buýt liên tục.

Có người nói: Bản chất của giáo dục là sàng lọc để không bị tụt lại phía sau hoặc bị loại, ai cũng phải nỗ lực vượt qua các kỳ thi.

Theo một số cuộc khảo sát, số lượng học thêm ngoại khóa của những người sinh năm 2000 cao gấp ba lần so với những người sinh vào những năm 1990.

Con cái phải đối mặt với nhiều kiến thức hơn, thời gian học tập dài hơn, kỳ vọng của cha mẹ cao hơn và áp lực từ bên ngoài ngày càng lớn hơn. Giáo dục càng rơi vào vòng luẩn quẩn: Cha mẹ càng mệt mỏi thì con cái càng mệt mỏi hơn.

Trong lá thư tuyệt mệnh của Mỹ Mỹ, không khó để thấy được một số lý do khiến cuối cùng cô bé từ bỏ cuộc đời mình.

Lý do 1: Áp lực học tập cao và áp lực cạnh tranh cao

Bức thư đề cập đến bài tập về nhà nặng nề, áp lực xếp hạng trong kỳ thi và sự nỗ lực học bù điên cuồng của học sinh.

Học giả nổi tiếng Zheng Qiang có câu nói nổi tiếng: “Trẻ em ngày nay không còn cảm thấy thích thú khi đọc sách nữa. Các em dậy sớm mỗi ngày và quần quật làm bài tập vào ban đêm. Cuối tuần và ngày lễ cũng được lên lịch đầy đủ với nhiều trường đào tạo và luyện thi khác nhau. Hơn thua ở vạch xuất phát nhưng có em lại gục ngã ở vạch xuất phát”.

Chúng ta không thể thay đổi môi trường giáo dục. Điều chúng ta có thể làm là giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt để các em có thể học dễ dàng hơn.

Giúp trẻ nhìn nhận sự cạnh tranh một cách đúng đắn. Cha mẹ nên nhìn nhận sự cạnh tranh một cách hợp lý và hướng dẫn con cách giảm bớt áp lực do cạnh tranh gây ra.

Lý do 2: Không có hy vọng cho tương lai

“Thầy giáo dạy, đọc xong đắng rồi ngọt mới có thể thành công. Nhưng không phải ai cũng thành công” – Mỹ Mỹ tràn đầy cảm giác bất lực về tương lai. Cô bé không thể nhìn thấy hy vọng “học tập để tạo nên sự khác biệt” , chứ đừng nói đến ý nghĩa của việc học tập chăm chỉ.

Đừng để thế giới của con bạn chỉ bao gồm việc học. Thỉnh thoảng hãy thư giãn và giúp con bạn tìm thấy cảm giác thành tựu trong cuộc sống và có được những hiểu biết khác về cuộc sống.

Lý do thứ ba: Cảm giác tội lỗi

“Nếu không có con, mẹ sẽ không vất vả”; “Nếu không vì con, mẹ đã ly hôn”…

Nghiên cứu cho thấy cảm giác tội lỗi có thể khiến một người bỏ qua nhu cầu của bản thân và thậm chí trừng phạt bản thân. Ngay cả khi không có lỗi, người đó cũng sẽ tự nhận vấn đề và nghĩ: “Đó là vấn đề của chính mình”.

Bố mẹ không nên cho rằng công việc vất vả là do con gây ra. Việc này có thể làm cho con cảm thấy áp lực, tự trách bản thân, và thiếu tự tin. Thay vào đó, bố mẹ nên giải thích cho con hiểu rằng công việc vất vả của bố mẹ là xuất phát từ tình yêu thương bố mẹ dành cho con, cũng như dành cho cả gia đình. Bố mẹ có thể truyền đạt ý nghĩa và mục tiêu của việc lao động, khẳng định rằng mọi thành viên trong gia đình đều có thể đóng góp vào công việc chung.

Người ta nói, con cái là tấm gương phản chiếu của gia đình. Nếu con có chuyện gì không ổn thì rất có thể gia đình đó đang “ốm bệnh”. Cuộc sống vốn không dễ dàng, người lớn có áp lực riêng, trẻ con có nỗi đau riêng.

Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, bạn cũng có thể cùng con vất vả, nhưng đừng đổ lỗi cuộc sống không như ý vì con cái.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog