Thanh niên 28 tuổi bị ung thư tuyến giáp vì 1 sai lầm khi dùng tủ lạnh
Năm 2022, tờ Sohu đã đưa tin về câu chuyện của Vương Phàm (28 tuổi, Hà Bắc, Trung Quốc) để cảnh báo cho nhiều người về thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Vương Phàm là một lập trình viên, thời gian đó anh thường xuyên cảm thấy đau họng nhưng chỉ nghĩ do mệt mỏi và thời tiết thay đổi.
Tuy nhiên, vài ngày sau, khi đang làm việc, anh cảm thấy uể oải, cổ họng đau rát không thể nói, kèm theo cơn đau đầu dữ dội. Vương ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ phát hiện anh có khối u tuyến giáp, kết quả sinh thiết đó là ung thư.
Sau khi trao đổi kỹ càng, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân có liên quan đến 1 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh của anh: Anh Vương thường xuyên tích trữ những món ăn kém khoa học và dùng nó mỗi ngày.
Theo GS.BS Zhao Ping, bác sĩ trưởng của Bệnh viện Đại học Y Đại Liên (Trung Quốc), bệnh ung thư tuyến giáp đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là những thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong cuộc sống hiện đại, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu để lưu trữ thực phẩm và đồ uống trong mỗi gia đình. Nhờ tủ lạnh, thực phẩm được bảo quản lâu hơn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và giữ nguyên độ tươi ngon. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe khi bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, thậm chí có thể gây hại nếu sử dụng.
Dưới đây là 3 loại thực phẩm quen thuộc bạn nên loại bỏ ngay khỏi tủ lạnh để bảo vệ tuyến giáp.
Loại bỏ ngay 3 món này ra khỏi tủ lạnh nhà bạn nếu không muốn K tuyến giáp tấn công
1. Hải sản để qua đêm
Hải sản chứa nhiều khoáng chất như kẽm, i-ốt và omega-3, tốt cho sức khỏe tuyến giáp nếu sử dụng vừa phải. Tuy nhiên, khi để qua đêm, protein trong hải sản bị biến chất, sinh ra các hợp chất có hại. Việc tiêu thụ hải sản để lâu không chỉ làm tăng gánh nặng cho gan và thận mà còn ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp, gây mất cân bằng hormone.
Lời khuyên của bác sĩ:
– Chỉ nên ăn hải sản tươi, không để qua đêm.
– Hạn chế ăn hải sản quá 2 lần/tuần để tránh thừa i-ốt.
2. Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
Thói quen trữ các món ăn nhanh như xúc xích, bánh mì kẹp thịt, lạp xưởng… có thể khiến tuyến giáp dễ tổn thương. Những loại thực phẩm này chứa chất bảo quản, muối và nhiều chất béo bão hòa, làm giảm tốc độ trao đổi chất, gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp.
Lời khuyên của bác sĩ:
– Ưu tiên thực phẩm tươi sống, tự chế biến tại nhà.
– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
3. Nội tạng động vật
Các món nội tạng động vật chứa lượng lớn cholesterol xấu và chất béo bão hòa. Chúng không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn kích thích sự phát triển của các khối u, trong đó có u tuyến giáp.
Ngoài ra, nội tạng động vật còn làm tăng khả năng hình thành cục máu đông, gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể.
Lời khuyên của bác sĩ:
– Tránh ăn nội tạng động vật, đặc biệt nếu có vấn đề về tuyến giáp hoặc tim mạch.
Thói quen sống lành mạnh để phòng tránh ung thư tuyến giáp
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, GS.BS Zhao Ping khuyến cáo bạn nên:
– Tăng cường ăn trái cây, rau củ tươi để bổ sung chất xơ và chống oxy hóa.
– Hạn chế thức khuya, giảm căng thẳng và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên.
Tủ lạnh là trợ thủ đắc lực trong việc bảo quản thực phẩm, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể trở thành nguyên nhân gây hại. Các bác sĩ khuyên rằng bạn hãy kiểm tra lại tủ lạnh nhà mình và loại bỏ ngay những món ăn trên để bảo vệ sức khỏe tuyến giáp.