Độ tuổi chính xác để đặt ra các quy tắc cho con có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, trẻ từ 3 tuổi trở đi là giai đoạn quan trọng để đưa chúng vào nề nếp, rèn thói quen, lúc này nên đặt ra các quy tắc.
Độ tuổi tốt nhất để đặt ra các quy tắc cho trẻ
Khi trẻ được 3 tuổi, khả năng tự nhận thức của chúng đã phát triển tới mức biết mình là trung tâm của cả nhà. Trẻ có thể quan sát hình ảnh, hành vi bên ngoài, từ đó bắt chước theo.
Cũng chính từ thời điểm này, trẻ học các kỹ năng xã hội và nhận thức rất nhanh, khi thấy người khác làm gì cũng đều muốn làm theo. Đây là lý do lớn nhất mà cha mẹ nên bắt đầu dạy cho con mình những phép tắc, quy định và cách cư xử sao cho đúng mực.
Những năm đầu đời của mỗi đứa trẻ giống như một tờ giấy trắng, trước khi chúng hình thành một số thói quen xấu, việc đặt ra các quy tắc có thể giúp trẻ giữ được ranh giới của hành vi đúng sai. Từ 3 – 6 tuổi là thời điểm tốt nhất cha mẹ nên thiết lập các quy tắc cho con mình.
Những quy tắc ảnh hưởng tới cuộc đời của trẻ sau này
Trước khi trẻ tròn 6 tuổi, cha mẹ nhớ đặt ra 4 quy tắc dưới đây, một khi bỏ qua có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của con.
1. Quy tắc trên bàn ăn
William Hansen, bậc thầy về nghi thức xã giao hàng đầu thế giới từng nói: “Một người giỏi quan sát có thể biết hoàn cảnh xuất thân của cha mẹ bạn và trình độ học vấn của bạn chỉ trong một bữa ăn“.
Khi bước vào một quán ăn, nếu quan sát xung quanh bạn có thể nhận thấy có một số trẻ khi ăn thường ném thức ăn lung tung hay làm ồn ào ảnh hưởng tới người khác. Trong khi đó, một số đứa trẻ khác khi ăn lại rất tập trung, không gây tiếng động. Điều này cho thấy 2 đứa trẻ rõ ràng có sự giáo dục trái ngược nhau.
Những nguyên tắc xã giao thực ra không cao siêu, nó ẩn sau các chi tiết như ăn uống như thế nào. Ví dụ, trước khi ăn thì đợi người lớn ăn trước, không chuyền thức ăn lung tung, khi ăn không bấm điện thoại…
Những hành động vô tình trên bàn ăn này bộc lộ tính cách và sự giáo dục của một đứa trẻ.
2. Quy tắc học tập – nghỉ ngơi
Đối với trẻ em, kỷ luật có nghĩa là phát triển các thói quen tạo nên hành vi tốt. Những thói quen tốt có thể thay đổi vận mệnh và quyết định cuộc đời của một người.
Nhà tâm lý học William James từng nói: “Gieo hành động, gặt thói quen, gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận“.
Một số cha mẹ hay thức khuya, ngủ dậy muộn khiến cho con cái bắt chước theo. Việc ngủ sớm dậy sớm dường như là điều rất khó khăn với nhiều người lớn. Việc học hành, nghỉ ngơi điều độ là nền tảng quyết định sức khỏe và khả năng tiếp thu bài vở của trẻ. Đồng thời, nó còn là điều kiện tiên quyết để rèn luyện khả năng tự kỷ luật của trẻ.
3. Quy tắc tự tuyết định
Tiến sĩ Montessori cho rằng, cha mẹ nên buông tay và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá những điều mới lạ. Trước khi thiết lập quy tắc này, điều đầu tiên cha mẹ phải làm là buông tay. Trong nhiều cha mẹ, cha mẹ thường giúp đỡ con cái trong việc cho ăn, mặc quần áo, tắm rửa…
Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, chúng có thể tự quyết định những việc bản thân có thể làm. Ví dụ, trẻ 6 tuổi hoàn toàn có thể tự mặc quần áo, tự ăn cơm, tự thu dọn đồ chơi… Những việc nhỏ này có thể nuôi dưỡng ý chí, lòng tự trọng và khả năng tự chịu trách nhiệm của mình.
Một số cha mẹ cảm thấy rằng, để con cái tự làm việc đó là lãng phí thời gian và không đủ tốt, vì vậy họ làm điều đó cho chúng để tránh rắc rối. Thực ra, làm việc gì cũng cần phải rèn luyện không ngừng thì mới ngày càng tốt hơn, chỉ khi cho phép trẻ làm kém thì trẻ mới có cơ hội làm tốt hơn.
4. Quy tắc về ranh giới
Trẻ có ý thức về ranh giới giữa mình và người khác sẽ không vi phạm các quy tắc và có tinh thần trách nhiệm. Đối với trẻ em, các quy tắc là ranh giới, những gì có thể và không thể làm được.
Những quy tắc nào nên được thiết lập cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi?
Tiến sĩ Montessori cho biết có 3 nguyên tắc cơ bản: Không làm hại bản thân, không làm phiền người khác và không hủy hoại môi trường. Trẻ em cần hiểu rõ ranh giới khi làm mọi việc và chịu trách nhiệm khi vi phạm.