Trong ấn tượng của hầu hết mọi người, người mẹ là hình ảnh của một phụ nữ đảm đang, hy sinh vì con cái và vất vả lo toan cho gia đình. Nhưng trên thực tế, trong một gia đình, nếu người mẹ càng vất vả thì gia đình càng kém hạnh phúc, tương lai con cái cũng ảnh hưởng.
Con cái đã thiết lập mối liên hệ mật thiết nhất với mẹ từ khi còn nhỏ, đương nhiên chúng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ mẹ. Địa vị của người mẹ trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến sự thành công sau này của đứa trẻ.
Mẹ càng làm việc vất vả, trách nhiệm của bố càng ít và trong gia đình càng xảy ra nhiều mâu thuẫn
Sự vận hành có trật tự của một gia đình đòi hỏi tất cả các thành viên phải cùng nhau hợp tác. Là trụ cột của gia đình, cha và mẹ phải âm thầm hỗ trợ lẫn nhau để gia đình hưng thịnh.
Vì thế, trong một gia đình, nếu người mẹ quá vất vả, cáng đáng hết mọi việc lẽ ra hai người phải làm cùng nhau, chứng tỏ trách nhiệm của người bố rất ít ỏi. Thời gian trôi qua, sự cân bằng ban đầu giữa hai vợ chồng sẽ dần mất. Người mẹ kiệt quệ cả về tinh thần lẫn thể xác, tâm trạng đầy bất bình, trong khi người bố coi nhiệm vụ của vợ là chuyện đương nhiên.
Những công việc nhà đều bị bỏ qua, cuộc sống hàng ngày và việc học của những đứa trẻ đều được giao phó cho người mẹ. Người cha thiếu tinh thần trách nhiệm như vậy sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn trong gia đình, người vợ oán hận, phàn nàn, con cái xa lánh, quan hệ cha mẹ con cái ngày càng xấu đi. Không khí gia đình như vậy sao có thể gọi là hạnh phúc?
Càng làm việc vất vả, người mẹ càng ít có tiếng nói ở nhà
Trong một gia đình, người mẹ thường phải hoạch định chiến lược, chỉ đạo, xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển của gia đình. Dưới sự chỉ huy của người mẹ, các thành viên trong gia đình có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cùng làm việc và phấn đấu. Sự sắp xếp gia đình này có thể cho phép mọi người phát huy tiềm năng của mình, cha của đứa trẻ sẽ siêng năng hơn và con cái sẽ tự lập hơn.
Nhưng ở nhiều gia đình, mẹ phải tự mình làm mọi việc, mệt mỏi đến mức không còn quan tâm đến việc gì khác. Địa vị và tiếng nói của người mẹ cũng sẽ sẽ ngày càng ít đi. Trẻ có thể ra lệnh cho mẹ và la mắng mẹ khi bất mãn. Người đàn ông sẽ tùy ý coi thường vợ mình, mối quan hệ méo mó giữa các thành viên trong gia đình như vậy chắc chắn sẽ không hạnh phúc.
Mẹ càng làm việc vất vả, mẹ càng tự ti
Năng lượng của một người là có hạn. Khi một người mẹ dành toàn bộ sức lực và thời gian của mình cho công việc gia đình nhưng không được sự giúp đỡ sẽ chỉ dẫn đến một vòng luẩn quẩn: Họ dần dần quên mất bản thân, suốt ngày chỉ nói đến việc hy sinh cho con cái và gia đình. Một người mẹ như vậy trong lòng không vui, nhưng vì họ đã quen với việc được ca ngợi “hy sinh” nên khó thay đổi. Tâm trạng của người mẹ như vậy cũng khiến không khí trong nhà tiêu cực.
Có một điều đơn giản mà nhiều phụ nữ bỏ qua. Đó chính là phụ nữ chỉ có thể dành cho con mình tình yêu thương tốt nhất nếu bản thân họ, trước tiên, thỏa mãn được nhu cầu yêu thương chính mình. Chăm con không có nghĩa là từ bỏ nhu cầu của bản thân.
Buông bỏ công việc gia đình một cách phù hợp, chấp nhận sự không hoàn hảo và hãy để những thành viên trong gia đình quản lý công việc theo cách họ muốn. Dành không gian cho riêng bạn, sắp xếp đi làm đẹp, tiệc tùng, tập thể dục, du lịch, làm cho cuộc sống trở nên phong phú.
Tìm những thứ quan tâm, nuôi dưỡng sở thích của bản thân, chẳng hạn như âm nhạc, đọc sách, viết lách, cắm hoa, vẽ tranh, yoga,… Đừng đòi hỏi từ người khác mà hãy thỉnh thoảng tự thưởng cho mình: Tiết kiệm được xem là một phương cách tốt để bảo đảm cho tương lai, tuy nhiên cũng đừng để việc tiết kiệm trở thành thứ kiểm soát và “chèn ép” những sở thích cá nhân. Thỉnh thoảng hãy tự thưởng cho mình những món quà, thay vì chờ đợi người khác rồi thất vọng, bực bội.