Những sai lầm thường gặp của ba mẹ khiến trẻ mất tự tin – Dạy con 3 gốc

13 mins read
Những sai lầm thường gặp của ba mẹ khiến trẻ mất tự tin – Dạy con 3 gốc

Ba mẹ nào cũng muốn con mình trở thành một người tự tin, mạnh mẽ phải không nào? Nhưng liệu chúng ta đã làm đúng để hình thành và nuôi dưỡng tố chất tự tin cho con trẻ?

Đôi khi những cách cư xử chưa đúng đắn của ba mẹ có thể vô tình khiến con trở thành một đứa trẻ nhút nhát, dè dặt, hay lo sợ, không dám bộc lộ khả năng của bản thân, thậm chí phải cố làm hài lòng người khác. Đó là những cách cư xử sai lầm nào, mời ba mẹ cùng tham khảo để nhìn nhận và rút kinh nghiệm nhé.

Sai lầm khi khiến con mang tâm lý là người có lỗi, yếu kém, không xứng đáng

Một số ba mẹ thường có thói quen nói những câu như: “Mẹ không thể mua bộ váy công chúa đó cho con được vì nhà mình nghèo”, “Mẹ không có tiền”, “Vì con mà mẹ phải…”,… Những lời nói thiếu tích cực này có thể khiến con cảm thấy tự ti, cho rằng bản thân không xứng đáng để được nhận những điều tốt đẹp, không đủ khả năng để tạo ra tương lai tốt đẹp cho chính mình.

Vì vậy, thay vì sử dụng ngôn từ thiếu tích cực áp đặt lên con, ba mẹ nên giải thích cho con hiểu và khuyến khích con làm những điều tích cực để đạt được thứ mình muốn. Khi được động viên, cổ vũ, chỉ hướng rõ ràng, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình, từ đó cố gắng làm nên nhiều điều có ý nghĩa.

Sai lầm khi có thói quen “dìm hàng” con

Một số ba mẹ thường có thói quen “dìm hàng” con với những câu nói cửa miệng khi nói chuyện với người khác về con mình như: “Con nhà em vụng về lắm/nghịch lắm/nhút nhát lắm/hay khóc lắm/hay ăn vạ lắm/lười ăn lắm/ở nhà thì bạo mà ra ngoài thì nhát cáy/chậm như rùa/làm cái gì cũng hỏng…”; hoặc khi thấy con làm việc gì đó không như mong muốn: “Con lại làm hỏng cái gì rồi đúng không?”, “Ba/mẹ biết ngay là kiểu gì con cũng không làm được mà”,… Thói quen này vô tình làm con mất dần đi sự tự tin đó ba mẹ à.

Thay vì “dìm hàng”, chê trách con, ba mẹ nên động viên, ghi nhận, khen ngợi cũng như chỉ hướng con một cách khéo léo ba mẹ nhé. Con sẽ trở nên tự tin hơn, làm được nhiều điều có ý nghĩa hơn.

Sai lầm khi so sánh con mình với “con nhà người ta”

Khi thấy con làm chưa tốt việc gì đó, một số ba mẹ thường có phản ứng so sánh: “Đấy, nhìn chị ấy/ anh ấy/ bạn kia/ bạn nọ kia kìa, con nhà người ta giỏi giang thế, còn con thì làm đâu hỏng đấy/ có mỗi việc học cũng không xong/ mỗi việc ăn cũng không xong…”

Tuy nhiên, ba mẹ có biết rằng, điều này không những không tốt cho con mà càng khiến con dễ tổn thương hơn; bé có thể trở nên tự ti, cáu kỉnh, lo lắng, chán nản, thậm chí không còn muốn cố gắng nữa. Ba mẹ nên động viên, cổ vũ, chỉ hướng cho con cách làm tốt để bé cảm thấy được thấu hiểu, khích lệ và từ đó tự giác cố gắng nhiều hơn.

Sai lầm khi không dạy con làm việc nhà

Một số ba mẹ cho rằng, trẻ không cần làm việc nhà, vì làm việc nhà dễ khiến trẻ căng thẳng, cực nhọc, áp lực, chiếm nhiều thời gian học tập và vui chơi của con. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn là tốt.

Việc dạy con làm việc nhà có thể giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm, tự giác, tự tin hơn đó ba mẹ à. Thay vì làm giúp con mọi việc, ba mẹ nên dạy con làm việc nhà từ nhỏ, có thể bắt đầu với những nhiệm vụ cá nhân đơn giản như đánh răng, ngồi bô, rửa tay, tự mặc quần áo,…

day con lau nha01

Khi con lớn dần, ba mẹ giao cho con những nhiệm vụ “nâng cao” hơn nhé, có thể dạy con những công việc nhà như bỏ rác vào thùng, dọn dẹp đồ chơi, xếp quần áo, lau bụi bẩn,… phù hợp với từng độ tuổi và cá tính của con.

Khi làm việc nhà đã trở thành thói quen, trẻ cũng sẽ học được cách tự chăm sóc bản thân, biết giúp đỡ người khác khi cần,… Trẻ có thể cảm nhận được mình là người có năng lực, có ích, từ đó có trách nhiệm hơn, tự tin hơn.

Sai lầm khi không cho con được mắc sai lầm

Khi con mới bắt đầu gặp khó khăn, thất bại, nhiều ba mẹ không muốn con sai nên sẽ “ra tay” làm hộ ngay. Tuy nhiên, hành vi này có thể làm mất đi cơ hội được sai, sửa sai và học hỏi của trẻ. Hơn nữa, theo bản năng, khi được ba mẹ giúp đỡ quá nhiều, trẻ dễ trở nên ỷ lại, luôn phụ thuộc vào ba mẹ mà không dám đối diện với thực tế.

Vì vậy, hãy cho con cơ hội được sai, mỗi khi con sai, ba mẹ cần ở bên để an ủi, động viên, cho con biết rằng mắc sai lầm là một phần của quá trình học hỏi để khiến trẻ không có cảm giác thất bại hay xấu hổ khi nhận lỗi, đồng thời chỉ hướng cho con cách làm đúng đắn. Dần dần, con sẽ học hỏi được nhiều điều từ những sai lầm và trở nên mạnh mẽ, trưởng thành hơn.

Sai lầm khi kìm nén cảm xúc của trẻ

Mỗi khi con tức giận, buồn bã, quấy khóc, một số ba mẹ thường la mắng bắt con không được khóc, không được tức giận; hoặc “mua chuộc” con bằng món đồ chơi này, cây kẹo kia để con đừng khóc nữa.

Tuy nhiên, điều này có thể làm trẻ bị kìm nén cảm xúc, lâu dần ảnh hưởng thiếu tích cực đến trí tuệ cảm xúc và tâm lý của trẻ. Con có thể sẽ thu mình lại, hoặc dễ có xu hướng hung hăng, bốc đồng khi gặp vấn đề.

sai lam cua cha me 2 1

Do đó, thay vì ngăn con bộc lộ cảm xúc, ba mẹ nên để con thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, đồng thời tiếp cận khéo léo để giúp con biết cách tự làm chủ cảm xúc của mình như khi nhận thấy bản thân bắt đầu khó chịu thì biết thể hiện bằng lời, hoặc hít thở sâu, đi nơi khác để bình tĩnh lại,…

Khi đã biết cách làm chủ cảm xúc, con sẽ dễ dàng thích ứng, cư xử khéo léo, khôn ngoan dù có gặp phải vấn đề khó khăn.

Sai lầm khi nuông chiều con quá mức

Một số ba mẹ vì không muốn con phải vất vả, thua thiệt với người ta nên ra sức nuông chiều, làm thay con tất cả. Tuy nhiên, cách yêu thương này chưa thật sự đúng đắn. Trẻ có thể sẽ quen với sự chiều chuộng, làm giúp; khi không được như ý muốn, con có thể sẽ đòi hỏi, thậm chí là trách ba mẹ, xem những gì ba mẹ làm cho mình là điều hiển nhiên.

Từ đó, con có thể trở thành một người sống ỷ lại, chỉ biết hưởng thụ, ích kỷ, thờ ơ,… trong tương lai. Vì vậy, ba mẹ cần trở thành những người chỉ hướng hơn là những người chiều chuộng thái quá, làm hết mọi thứ cho con. Khi được chỉ dẫn, dần dần con sẽ rèn được tính tự lập, hiểu lẽ hơn, điều này sẽ giúp trẻ mạnh mẽ và tin vào khả năng của bản thân mình.

Sai lầm khi dạy con bằng cách “thương cho roi cho vọt”

Dẫu biết, có đôi khi những hành động của con trẻ nếu không phạt và răn đe đúng mực sẽ có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con vào lần sau. Tuy nhiên, phạt bằng đòn roi chưa phải là cách làm đúng đắn ba mẹ à.

Những trận đòn roi chỉ làm trẻ tổn thương, sợ hãi, rụt rè, thu mình lại, không dám thể hiện bản thân hoặc khiến trẻ hung hăng, có xu hướng giải quyết vấn đề bằng bạo lực hoặc làm tổn thương người xung quanh… chứ không giúp con có tố chất và nhân cách tốt.

Ba mẹ có thể đặt ra những quy tắc, quy định để trẻ tuân theo. Dạy con bằng hình thức kỷ luật đúng mực có thể giúp trẻ biết đưa ra những lựa chọn lành mạnh, sáng suốt trong tương lai.

Sai lầm khi tiết kiệm lời khen với trẻ

Con trẻ rất thích được ba mẹ ghi nhận, khen ngợi. Mỗi khi làm được một việc tốt, tìm ra cách giải một bài toán khó, vẽ được một bức tranh đẹp hay giúp ba mẹ làm việc nhà, trẻ luôn mong nhận được lời hỏi han, khen ngợi từ ba mẹ. Tuy nhiên, đôi khi nhiều ba mẹ lại vô tình quên hoặc chưa xem trọng điều này. Chính thái độ “thờ ơ” của ba mẹ với những việc làm của trẻ dễ khiến con có suy nghĩ mình kém cỏi, không xứng đáng được quan tâm, yêu thương,… Từ đó trẻ sẽ dần mất niềm tin vào bản thân mình.

Vì thế, ba mẹ đừng bao giờ tiết kiệm lời khen đối với trẻ nhé. Khi được ba mẹ ghi nhận và khen ngợi, con sẽ thêm tự tin và quyết tâm hơn trong mọi việc.

Kết luận:

Nuôi dạy con lớn khôn là cả một quá trình cần lắm ở ba mẹ sự hiểu biết, trách nhiệm, bao dung, kiên nhẫn. Đã lựa chọn mang con đến cuộc đời này, thì hãy cho con một tuổi thơ hạnh phúc, được yêu thương và bình an ba mẹ nhé!

Tham khảo các khóa học do nuoidaytre.vn chọn lọc trên nền tảng Unica

Click vào link dưới để được nhận ưu đãi hơn 70% giá trị khóa học

Khóa học: Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái

Khóa học: Cha mẹ học con thành tài

Khóa học: Toán Soroban – tính siêu tốc cộng, trừ, nhân, chia cho bé từ 4-12 tuổi

Khóa học: Thai giáo – Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con trong bụng mẹ

Khóa học: 19 Tuyệt chiêu nuôi dạy con thành tài

Khóa học: Chiến lược dạy trẻ tự kỷ hồi phục

Khóa học: Phát triển toàn diện cho trẻ 0 – 6 tuổi 

Khóa học: Giúp con định hướng cuộc đời

Khóa học: Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ

Khóa học: Bí kíp giáo dục giới tính cho trẻ

Khóa học: Giáo dục sớm 0-3 tuổi: Để con phát triển ngôn ngữ vượt trội

Khóa học: 21 chiến lược xây dựng nhân cách con trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog