Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè

6 mins read
Phòng tránh viêm họng trẻ em trong những ngày hè

Ngày hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh: sốt phát ban, sởi, tay chân miệng… Bên cạnh đó, nắng nóng kéo dài còn gây ra các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt bệnh viêm họng ở trẻ thường tái đi tái lại khiến cho các bậc phụ huynh rất phiền muộn, lo lắng. Vậy, nguyên nhân gây viêm họng trẻ em trong những ngày hè? Phương pháp phòng tránh?

643918a6a9496

Tìm hiểu về họng

Họng là một khoang trống, gồm 3 đoạn:

  • Họng mũi ở trên nối liền với cửa mũi sau.
  • Họng miệng ở giữa nối liền với miệng (ranh giới là màng hầu và lưỡi gà).
  • Họng thanh quản ở dưới nối liền với thực quản và thanh quản.
  • Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc họng gây đau, sưng đỏ…
  • Niêm mạc họng bao gồm các lớp liên bào, các tuyến, các nang lympho rải rác hoặc tập trung thành từng khối.

643918a70a3dd

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị đau,  sưng đỏ

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Do cấu tạo tự nhiên: cổ họng là ngã tư của đường thở và đường ăn nên dễ bị viêm nhiễm bởi các yếu tố: vi trùng, siêu vi trùng … Ở trẻ em thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ cao trong khi hệ thống bảo vệ tự nhiên chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc viêm họng trẻ em.

Do bệnh lý

  • Do nhiễm siêu vi, vi trùng, các bệnh về miễn dịch.
  • Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý toàn thân…

Do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt

  • Uống nước đá lạnh, ăn kem.
  • Nằm quạt, điều hòa bị nhiễm lạnh.
  • Do khói bụi, ô nhiễm môi trường…

643918a79c0cd

Nguyên nhân gây viêm họng do trẻ ăn kem, uống nước đá, nằm điều hòa

Phương pháp phòng viêm họng cho trẻ trong những ngày hè

  • Vệ sinh bàn tay của trẻ thường xuyên (thói quen mút tay khiến mầm bệnh sẽ theo vào khoang miệng gây viêm họng).
  • Dành cho trẻ dụng cụ nấu ăn riêng để tránh lây nhiễm với người lớn.
  • Sau khi nấu ăn hoặc thay tã cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh bàn tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Khi sử dụng điều hòa, để ở nhiệt độ từ 26 đến 28 0 C (không để nhiệt độ thấp vì dễ gây lạnh dẫn đến viêm họng ở trẻ).
  • Thường xuyên mở phòng của trẻ cho thoáng khí.
  • Vệ sinh điều hòa hàng tuần để tránh nhiễm bẩn.
  • Khi sử dụng quạt không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của trẻ.
  • Không nên để trẻ quá nóng và ra nhiều mồ hôi…khiến trẻ dễ bị viêm họng, nhiễm lạnh
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi dùng điều hòa (tắt điều hòa 20 phút để làm quen với khí hậu trước khi ra ngoài).
  • Không tắm cho trẻ sau khi vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi (trẻ dễ bị cảm, sốt, viêm họng do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.).
  • Không để trẻ ra nhiều mồ hôi, không dùng quạt thổi thẳng vào trẻ
  • Cho trẻ trải răng hàng ngày và súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.
  • Hạn chế cho trẻ dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh (đồ ăn lạnh sẽ gây chứng viêm họng cho trẻ).
  • Không cho trẻ vầy nước, ngâm mình trong bể bơi quá lâu khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Khi đưa trẻ đi học, đi chơi…cho trẻ đeo khẩu trang bảo vệ mũi, họng, tránh khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa…

Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung đẩy đủ các nhóm dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Lời kết

Để nuôi con khôn lớn, trưởng thành, bên cạnh sự tận tâm, tình yêu thương vô bờ bến của các bậc sinh thành còn đòi hỏi sự hiểu biết về y học, cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con trẻ.

Do đặc điểm nền khí hậu Việt Nam: nóng, ẩm, mưa nhiều… khiến đa số trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp: ho, sổ mũi, viêm họng… Đặc biệt, khi bị viêm họng trẻ thường sốt cao, quấy khóc, hơn nữa bệnh thường tái đi tái lại khiến cho cha mẹ rất lo lắng.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong thời điểm 3 tháng hè cao điểm (5,6,7) khi mà các loại dịch bệnh hoành hành, cha mẹ cần: tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, không cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ từ 26 đến 28 0 C, không tắm cho trẻ khi mồ hôi còn quá nhiều để phòng cảm lạnh, viêm họng…

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog