Phương pháp giáo dục Montessori & Lợi ích khi trẻ được học | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

21 mins read
Phương pháp giáo dục Montessori & Lợi ích khi trẻ được học | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Phương pháp giáo dục Montessori được ứng dụng để dạy trẻ từ 2- 6 tuổi với mục tiêu hình thành sự tự lập, khả năng tự học hỏi, thói quen chủ động dựa trên sự riêng biệt của từng trẻ. Từ đó giúp trẻ sớm phát triển tiềm năng cá nhân, tư duy,… trước khi bước vào lớp 1.

Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Hành trình giáo dục, phát triển cho trẻ được khuyến khích nên bắt đầu từ sớm, bởi tính cách, tâm lý hay sự linh hoạt của con chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường sống. Chẳng hạn một đứa trẻ được sống trong gia đình hạnh phúc, được tiếp xúc kiến thức từ sớm thường tự tin và tích cực hơn một đứa trẻ có tuổi thơ chỉ toàn bạo lực và thiếu thốn cái ăn.

Với mục tiêu xây dựng những giá trị tích cực cho trẻ nhỏ, hiện nay càng có thêm nhiều các phương pháp giáo dục được ra đời và ứng dụng rộng rãi. Trong đó Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 2- 6 tuổi được bàn luận rất nhiều về những lợi ích mà nó đem lại. Hiện tại cũng có rất nhiều trường mầm non đã và đang ứng dụng phương pháp này.

Phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori đang được áp dụng cho rất nhiều trẻ trong nhóm 3- 6 tuổi để con có một hành trang vững chắc khi bước vào lớp 1

Phương pháp giáo dục Montessori được đặt tên theo  Maria Montessori (1870 – 1952) –  Tiến sĩ người Ý đã nghiên cứu và phát minh ra. Phương pháp này điều hướng chủ yếu đến cho nhóm trẻ 2- 6 tuổi với mục tiêu thúc đẩy tiềm năng cá nhân bên trong, hình thành thói quen độc lập, tự chủ, tăng cường cả về trí thông minh và trí nhớ.

Điểm nổi bật của phương pháp này chính là chấp nhận sự khác biệt của con, dựa vào việc học theo cảm giác kết hợp với các dụng cụ trực quan sinh động, các môn hình mang tính chất sáng tạo, khám phá chứ không chỉ tập trung vào lý thuyết khô khan.

Phương pháp giáo dục Montessori thúc đẩy bé phát triển một cách tự nhiên, không nhất thiết là phải theo một khuôn mẫu tập khuôn nào sẵn có. Trẻ được tự do khám phá, học tập, được là chính mình, tăng khả năng ứng biến và xử lý linh hoạt trong mọi tình huống, kích thích phát triển toàn diện về cả não bộ, thể chất và các kỹ năng xã hội khác.

Được ra đời từ những năm trong thế kỷ XX, Phương pháp giáo dục đã nhanh chóng được chấp thuận và đưa vào thực hiện trên 25.000 trường học ở Mỹ, Nhật Bản, Anh.. Mặc dù phương pháp này mới chỉ được chính thức áp dụng tại một thống trường mẫu giáo tại Việt Nam nhưng cũng đã rất nhanh chóng được nhiều đơn vị áp dụng vì có thể đem lại nhiều lợi ích.

Phương pháp Montessori  mang đến sự phát triển trong cả 5 khía cạnh gồm ngôn ngữ – toán học – văn hóa xã hội – rèn luyện giác quan – thực hành. Đây là 5 yếu tố quan trọng cần thiết trong các nền tảng phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Việc gia tăng toàn diện các khía cạnh này sẽ giúp con có thể vững bước hơn trước khi chính thức bước vào lớp 1.

Hiệp Hội Montessori Quốc tế cùng Hiệp Hội Montessori Mỹ) cũng đã chỉ ra các đặc điểm riêng biệt của phương pháp giáo dục Montessori so với các phương pháp khác gồm

  • Trong một lớp học có thể bao gồm nhiều trẻ với nhiều nhóm tuổi khác nhau
  • Các kế hoạch học tập, vui chơi đã được giáo viên lên kế hoạch trước nhưng trẻ được phép tự chọn sẽ tham gia hoạt động nào, không cần phải theo khuôn khổ sắp đặt sẵn
  • Trẻ có môi trường để tập trung vào các hoạt động học tập hay khám phá của bản thân mà không lo bị  ngắt quãng hay làm phiền
  • Việc học tập, bổ sung kiến thức hay kỹ năng được cải thiện tăng dần thông qua các dụng cụ hay mô hình trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ
  • Các học cụ giáo dục đặc biệt được dùng trong chương trình giáo dục này đã được được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng khoa học mang đến hiệu quả tích cực trong mọi trường hợp

Nhiều người ví phương pháp giáo dục Montessori  giống như một cách để trẻ mẫu giáo có thể tiếp nhận gần hơn với thế giới thông qua chính góc nhìn, cảm xúc của mình. Điều này góp phần giúp trẻ hình thành dần những thói quen, tính cách, năng lực và đạo đức tạo thành một nền tảng vững chắc để tiến bước vào tương lai dễ dàng hơn.

Những lợi ích tuyệt vời từ phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori đang được cho là một trong những phương pháp mang đến nhiều thay đổi tích cực trên nhiều khía cạnh cho nhiều trẻ nhỏ. Vậy những  lợi ích đặc biệt mà phương pháp giáo dục này có thể đem đến cho nhóm trẻ mầm non là gì?

Tập trung vào các giai đoạn phát triển chính của trẻ

Theo các nghiên cứu trong phương pháp giáo dục Montessori thì quá trình phát triển của mỗi người được chia làm 4 giai đoạn chính gồm 0- 6 tuổi; 6 -12 tuổi; 12-18 tuổi; 18-24 tuổi với những đặc điểm riêng biệt. Do đó muốn kích hoạt quá trình phát triển này ổn định thì cần phải ứng dụng các  phương pháp giáo dục phù hợp.

lợi ích của phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori tập trung phát triển các kỹ năng, tư duy cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn

Theo đó, trong phương pháp Montessori sẽ chú trọng phát triển các khía cạnh đúng với giai đoạn, độ tuổi của từng trẻ. Chẳng hạn ở nhóm trẻ 3 tuổi cần tăng cường các hoạt động phát triển ngôn ngữ và nhận thức; nhóm trẻ 4 tuổi bắt đầu tập trung phát triển kỹ năng vận động trong hoạt động thường ngày và nhóm trẻ 5 tuổi được hướng đến tham gia các hoạt động dã ngoại và du lịch.

Phát triển dựa trên năng lực của con

Hiểu rõ mỗi đứa trẻ đều là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai, sở thích, năng lực của các con cũng hoàn toàn khác nhau nên không thể lúc nào cũng đưa ra chung một kế hoạch học tập nên tiêu chí hoạt động của phương pháp giáo dục Montessori chính là luôn đặt trẻ làm nền tảng trung tâm, xây dựng các bài học dựa trên năng lực hiện tại.

Việc thiết kế các bài học, trò chơi hay thậm chí cả bàn học, đồ chơi đều vừa tầm với trẻ. Các hoạt động thể chất, văn hóa, tinh thần đều được xây dựng theo trình tự phát triển tự nhiên từng trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tiếp thu các kiến thức, thông tin, kỹ năng một cách lâu dài, có hiệu quả hơn là bắt ép phải theo một khuôn khổ giáo dục quá sức.

Luôn tôn trọng từng trẻ

Trong phương pháp giáo dục Montessori, sự tôn trọng trẻ là điều kiện tiên quyết đặt lên hàng đầu. Người hỗ trợ luôn trao đổi, chấp nhận ý kiến, cá tính của từng trẻ chứ không phủ nhận những điểm khác biệt của con và bắt ép con phải thay đổi theo các mà người lớn nhìn nhận. Phương pháp này cũng đảm bảo tuyệt đối không xảy ra tình trạng chê bai hay so sánh con với bất cứ ai khác.

Phương pháp Montessori là gì
Tôn trọng sự khác biệt, tính cách, nhu cầu của trẻ là nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori

Trẻ được tự do học tập, vui chơi, khám phá theo sở thích của riêng mình. Con sẽ tự học tập, tiếp thu hay vận dụng những gì mới học được theo bản năng và góc nhìn của cá nhân chứ không cần đi theo một khuôn khổ có sẵn. Gia đình hay thầy cô giáo sẽ đóng vai trò như một người hỗ trợ để kích hoạt năng lực tiềm tàng, còn lại tất cả đều phụ thuộc vào trẻ.

Sự tôn trọng trong phương pháp này còn nằm ở cá nhân mỗi đứa trẻ với nhau thông qua cách ứng xử, giao tiếp, tương tác và hỗ trợ nhau.  Bởi trong mỗi lớp học, trẻ dù có độ tuổi khác nhau nhưng đều có nhu cầu học tập và phát triển hằng ngày, không mang tính chất cạnh tranh thứ bậc. Do đó giữa những trẻ có thể hình thành mối quan hệ hỗ trợ, trẻ nhỏ hơn học hỏi từ lớn hơn, trẻ rành một kỹ năng sẽ hướng dẫn cho trẻ yếu hơn.

Chính sự tôn trọng qua lại, hỗ trợ tương tác sẽ giúp những trẻ trong cùng một lớp cùng nhau phát triển hơn từng ngày. Do đó cho dù có xếp trẻ không cùng một độ tuổi chung một lớp nhưng khả năng phát triển của trẻ không hề bị chững lại mà được hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Rèn luyện thói quen độc lập tự chủ

Với phương pháp giáo dục Montessori, thầy cô không phải là người đưa ra yêu cầu con phải là gì mà chính trẻ sẽ người quyết định mình sẽ học gì. Giáo viên sẽ đóng vai trò như một người hướng dẫn, dùng con thảo luận, chia sẻ và người giải quyết các vấn đề chính vẫn là trẻ. Điều này giúp hình thành thói quen độc lập, chủ động đưa ra ý kiến của con.

Mặc dù cho phép trẻ tự chơi theo ý muốn nhưng mỗi hoạt động của trẻ sẽ luôn có giới hạn nhất định và bản thân con phải tự sắp xếp để hoàn thành các hoạt động của mình theo kế hoạch. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen kỷ luật, tự lập, tự giác, khả năng quản lý và sắp xếp thời gian một cách khoa học nhất.

Sự vui thích của trẻ khi học tập

Một trong những lợi ích tích cực nhất của phương pháp giáo dục Montessori đem lại chính là sự vui thích, hứng khởi của con khi học tập. Trẻ phải có sự vui vẻ, hứng thú thì con mới tự động hợp tác, mới học nhanh, mới hào hứng khi đến lớp. Đâu cũng là điều mà phương pháp giáo dục Montessori luôn mong muốn hướng tới.

Phương pháp giáo dục Montessori
Trẻ luôn cực kỳ hào hứng bởi có thể tự quyết định trong mọi hoạt động

Trẻ dưới độ tuổi mầm non rất thích khám phá thế giới xung quanh nhưng khi đặt con vào một khuôn khổ có sự ràng buộc quá mức, bắt con phải học những thứ mà con không quan tâm thì đôi khi sự hứng khởi này lại biến mất, trẻ sợ hãi việc học.  Hiểu rõ điều này nên phương pháp giáo dục Montessori đều xây dựng các hoạt động học mà chơi, chơi mà học để con tự mình trải nghiệm và tiếp thu mọi thứ.

Bên cạnh đó, các phương pháp này không chỉ giới hạn môi trường học tập của trẻ trong lớp mà còn tăng cường các hoạt động vận động, khám phá, trải nghiệm trong thế giới bên ngoài. Chẳng hạn con được tự do sáng tạo, vui chơi trong hoạt động cắm trại, dã ngoại, xây tượng… Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ và bảo vệ cho trẻ tránh các tình huống nguy hiểm.

Trong phương pháp Montessori sẽ luôn khuyến khích trẻ chơi đùa, tương tác và trò chuyện với nhau chứ không cần phải ngồi yên một chỗ lắng nghe giáo viên giảng dạy. Trẻ tự liên kết, tương tác, cùng nhau trải nghiệm khám phá thế giới xung quanh theo góc nhìn của bản thân nên cực kỳ thú vị.

Luôn có các dụng cụ trực quan sinh động

Một ưu điểm khác trong phương pháp giáo dục Montessori mà trẻ thường rất thích thú chính là luôn có nhiều các dụng cụ học tập trực quan, sinh động, dưới dạng đồ chơi. Các giáo cụ này có thể giúp trẻ hiểu rõ được cách thức ứng dụng trong sinh hoạt, lao động, hiểu rõ về các khái niệm, cải thiện tư duy và có thể ứng dụng trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Chẳng hạn như để trẻ hiểu về khái niệm “lịch sử” thì có thể ứng dụng giáo cụ là “đồng hồ cát” thuộc lĩnh vực lịch sử. Trẻ có thể cùng giáo viên nhìn hình ảnh những hạt cát chảy xuống và thông qua đó con có thể hiểu được “lịch sử” là những gì đã xảy ra có thể lưu trữ, tích tụ lại như những hạt cát đọng lại phía dưới đồng hồ.

Một số các dụng cụ trực quan đang được ứng dụng nhiều trong phương pháp giáo dục Montessori như Bảng phân loại màu và bộ xếp hình, bộ trò chơi học nghề, bộ thẻ Montessori, đất nặn, bộ khung tập may vá.. Đặc điểm chung của các bộ giáo cụ này là đều có màu sắc sinh động, trẻ có thể tự khám phá, tự chơi.

Một số nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori

Mặc dù được đánh giá khá cao hiện nay, được áp dụng trong nhiều môi trường giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở quốc tế, tuy nhiên phương pháp giáo dục Montessori vẫn được chỉ ra có một vài nhược điểm. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều tường mầm non vẫn phân vân trong việc giữ các phương pháp giảng dạy truyền thống hay chuyển sang phương pháp này.

Nhược điểm của phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori luôn yêu cầu không gian sinh hoạt phải rộng rãi, thiết kế đúng tiêu chuẩn

Cụ thể, một số nhược điểm được chỉ ra ở phương pháp giáo dục Montessori bao gồm

  • Không gian học tập đạt chuẩn Montessori cần khang trang, rộng rãi, sạch sẽ, sáng sủa, có chia khu nên thường tốn kém chi phí khá cao
  • Chi phí học tập nếu áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cũng khá cao, bởi vốn dĩ mức chi phí đầu tư các giáo cụ cũng khá lớn
  • Chưa có đủ đội ngũ giáo viên có đủ chuyên môn, kiến thức, có sự hiểu biết hoàn toàn về phương pháp này đồng thời chi phí đào tạo đội ngũ giáo viên cũng khá cao. Trung bình để một giáo viên đạt được chứng chỉ Montessori được cho là khoảng  41.000-10.000$ Mỹ
  • Một số ý kiến cũng cho rằng phương pháp giáo dục Montessori  chưa thể kích thích hoàn toàn được sự sáng tạo của trẻ
  • Việc đề cao sự tự do, độc lập có thể khiến trẻ khó hòa nhập với môi trường giáo dục truyền thống khi vào lớp 1 bởi lúc này sẽ cần có khuôn khổ riêng, học tập dưới sự hỗ trợ, giảng dạy và kiểm soát từ giáo viên

Thực tế không có bất cứ phương pháp nào là toàn diện mà sẽ luôn tồn tại những ưu/ nhược điểm riêng. Quan trọng là cần phải hiểu và nắm bắt được các ưu điểm này sẽ giúp phụ huynh có thể điều chỉnh và kết hợp các phương pháp giáo dục phù hợp để mang đến những lợi ích toàn diện cho con.

Phương pháp giáo dục Montessori có thể mang đến nhiều lợi ích trong quá trình phát triển về năng lực, tính cách, tư duy, cùng nhiều khía cạnh khác để chuẩn bị một hành trang cho trẻ trước khi vào lớp 1. Gia đình nên theo sát, trao đổi với giáo viên, chuyên gia để có thể có thể hiểu rõ về phương pháp này và hỗ trợ con tốt nhất trong quá trình này.

Có thể bạn quan tâm:

  • Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 Tuổi và Cách nắm bắt, chăm sóc
  • 10+ Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non thú vị và hấp dẫn nhất
  • 20+ Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất

Latest from Blog