Sau khi con 12 tuổi, cha mẹ thực sự “quyền lực” sẽ làm 1 điều để tương lai con vững vàng, đi đâu cũng không ngại sóng gió

8 mins read
Sau khi con 12 tuổi, cha mẹ thực sự “quyền lực” sẽ làm 1 điều để tương lai con vững vàng, đi đâu cũng không ngại sóng gió

Giáo sư Lý Mai Cẩn, một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc nói: Sau 12 tuổi, phương thức giao tiếp của cha mẹ phải thay đổi. Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải học cách thể hiện sự “yếu đuối”.

Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng khi con mình khoảng 12-14 tuổi, tính cách và hành vi của chúng đột ngột thay đổi. Trẻ có tính khí cáu kỉnh, tâm trạng cực kỳ bất ổn và không chịu giao tiếp với bố mẹ.

Trẻ sau 12 tuổi bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mạnh mẽ hơn, dù còn non nớt và ý kiến chưa đúng hoàn toàn nhưng chúng sẽ kiên quyết bảo vệ điều đó. Trẻ không chịu chấp nhận những lời khuyên cứng rắn, không chịu chấp nhận việc đánh đập, mắng mỏ, một cuộc chiến cha mẹ con cái rất dễ nổ ra.

Việc trẻ khăng khăng không tiếp thu thường khiến cha mẹ tức giận đến mức huyết áp tăng vọt. Trên thực tế, điều tồi tệ nhất mà cha mẹ có thể làm đối với một đứa trẻ nổi loạn là đối đầu trực diện với chúng.

Giáo sư Lý Mai Cẩn nói: Trước sáu tuổi, lời nói và lời cằn nhằn của cha mẹ là vàng, nhưng sau mười hai tuổi, đó chỉ là lời thoáng qua. Lý luận suông với một đứa trẻ vị thành niên sẽ ít hiệu quả vì trẻ sẽ cảm thấy mình đã trưởng thành.

Sau khi con 12 tuổi, cha mẹ thực sự

Giáo sư Lý Mai Cẩn

Vì sao trẻ trở nên “hư hỏng”?

Thực chất, điều này là do trẻ ở giai đoạn có khả năng tự nhận thức bản thân mạnh mẽ nhất, mỗi khi nổi loạn là đang “tranh giành quyền lực”. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn mắc kẹt trong mô hình giáo dục “ra lệnh”, bắt con phải nghe lời mình trong nhiều việc. Đây chính là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc tranh giành quyền lực trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.

Trẻ ở độ tuổi dậy thì đang trong giai đoạn nổi loạn, nếu cha mẹ kiểm soát nhiều hơn, thái độ cứng rắn này sẽ khơi dậy tính bướng bỉnh ở trẻ. Điều trẻ mong muốn hơn là hoàn toàn tự nhận thức được bản thân, và “tôi muốn sống là chính mình, không giống cái bóng của người khác”.

Vì vậy, đối với những đứa trẻ nổi loạn thì “phục tùng” là chính sách tốt nhất. Là cha mẹ, dù đúng hay sai, bạn cũng nên giữ thái độ mềm mỏng trước mặt con mình. Khi nhận thấy con mắc lỗi: Hãy sử dụng phương pháp đồng cảm “tôi biết” để hiểu con mình. Nếu cha mẹ làm điều gì đó mà con cái không thể chấp nhận được thì có lẽ một câu “Xin lỗi” có thể mở rộng trái tim con cái.

“Thể hiện điểm yếu” phù hợp sẽ giúp trẻ tự lập và có trách nhiệm hơn

Là mẹ của một cậu con trai, đôi khi bạn phải biết thể hiện sự yếu đuối để con có cơ hội trưởng thành thành một người đàn ông thực sự. Ví dụ, khi bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi chăm sóc hai đứa con, hãy thành thật nói với con rằng bạn cảm thấy thế nào: “Hôm nay mẹ mệt lắm, và mẹ cần con giúp mẹ một số việc nhà. Con có làm được không?”. Những đứa trẻ nghe xong không còn ham chơi nữa mà lao vào lau sàn, giặt đồ và rất chủ động.

Khả năng của một đứa trẻ phải được phát triển thông qua những nỗ lực lặp đi lặp lại và thực hành, từ đó trẻ có thể có được những kinh nghiệm và bài học quý giá cho riêng mình, cả bé trai và bé gái.

Những bậc cha mẹ giỏi thể hiện sự yếu đuối đều nhận ra từ tận đáy lòng rằng con cái họ sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi lớn lên. Hãy tôn trọng, tin tưởng, cho con nhiều không gian để phát triển hơn, đồng thời trao cho đứa trẻ sự chủ động và cơ hội để thực hiện.

Chẳng hạn, cha mẹ hãy dành chút thời gian hàng ngày hoặc hàng tuần để “lười biếng” và giao cho con một số nhiệm vụ nhỏ để con giúp hoàn thành. Về một số vấn đề trong gia đình, bạn có thể hỏi ý kiến con, cùng con thảo luận, nếu thấy hợp lý sẽ tiếp thu, con sẽ có khả năng quan sát và suy nghĩ tốt hơn. Khi liên quan đến những vấn đề không theo nguyên tắc, hãy cho con bạn nhiều lựa chọn và để con tự đưa ra quyết định.

Cha mẹ giả vờ yếu đuối trong một số trường hợp có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của trẻ, thúc đẩy trẻ suy nghĩ độc lập, trở thành “hiệp sĩ nhỏ” giúp cha mẹ giải quyết vấn đề, khiến trẻ trở nên giỏi tư duy và nhạy bén hơn. Điều này rất có lợi cho tương lai của con khi đến một khoảng thời gian nào đó, chúng bắt buộc phải tự lập (khi đi học đại học, sống xa nhà,…) trẻ sẽ dễ dàng thích nghi và học cách sinh tồn.

Giáo sư Lý Mai Cẩn nhớ lại phương thức giao tiếp độc đáo giữa hai mẹ con khi con gái bước vào tuổi thiếu niên: Khi bà và con gái trò chuyện về mọi việc, họ sẽ đi siêu thị hoặc đi dạo thay vì ngồi ở nhà thư giãn.

Khi gặp những chủ đề nhạy cảm, chẳng hạn như việc con gái yêu quá sớm, bà không hề cằn nhằn mà nghiêm túc viết một lá thư rất đơn giản để giao tiếp và nói cho các con biết tình yêu có liên quan đến những vấn đề gì. Sau này, khi con gái bà viết thư lại, cháu viết “Gửi mẹ yêu của con”, cháu vui vẻ viết ra những suy nghĩ của mình, tâm sự chia sẻ và còn hỏi ý kiến mẹ.

Về mặt ngôn từ, hãy bớt nói “Mẹ không biết”; “Con không hiểu”; “Nghe lời mẹ” với con, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng, động viên và kỳ vọng vào con nhiều hơn: “Con nghĩ sao?”; “Chúng ta hãy thảo luận về nó!”; “Không sao đâu, đã ổn rồi. Lần sau con sẽ cố gắng hơn và làm tốt hơn!”. Hãy đối xử với con bạn như một “người lớn nhỏ”, bạn sẽ thấy khả năng của con phát triển nhanh chóng, con trở nên độc lập và có trách nhiệm hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog