Tại sao trẻ thường im lặng khi bị cha mẹ mắng?

17 mins read
Tại sao trẻ thường im lặng khi bị cha mẹ mắng?

Tại sao trẻ thường im lặng khi bị cha mẹ mắng?

Đông Đông, Theo Phụ nữ Việt Nam 00:03 27/05/2023

Là cha mẹ, việc la mắng con cái đôi khi là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bạn có biết điều đó có thể làm tổn thương trẻ nhiều như thế nào không?

  • Cách giáo dục con cái tốt nhất là “dạy mà như không dạy”, liên quan tới thói quen của cha mẹ
  • Có những điều cha mẹ không nên cấm trẻ làm
  • Không cần giục con mỗi sáng, cha mẹ làm được những điều này thì con tự ý thức được thời gian

Người xưa có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, điều này cũng trở thành cái cớ để nhiều bậc cha mẹ biện minh cho việc quát mắng con cái.

Trẻ sẽ cảm thấy thế nào khi bị mắng?

Chuyên gia giáo dục người Mỹ Rona Rayner từng kể, trong một buổi trị liệu tâm lý, cô hỏi một cậu bé 7 tuổi: “Nếu con sở hữu một cây đũa thần và nó ban cho con một điều ước để thay đổi tính cách của bố, con mong đó sẽ là gì?”.

Không do dự, cậu bé trả lời: “Con hy vọng bố ngừng la mắng con và mẹ”.

Nghe con nói vậy, người cha thường ngày vốn nghiêm nghị, cấm cảu nay đã bình tĩnh lại và ông bắt đầu suy nghĩ lại về những hành vi của mình. Ngay lập tức, ông đã hứa với con rằng sẽ không bao giờ để việc đó tái diễn nữa.

Đánh mắng là gánh nặng tâm lý vượt ngoài sức chịu đựng của trẻ.

Khi chúng ta nói những lời thô lỗ với con, bề ngoài chúng sẽ “giả vờ” im lặng hợp tác với uy quyền mà bố mẹ giáng xuống, nhưng thực ra trong lòng con lại chằng chịt những vết sẹo của sự tổn thương.

Mỗi đứa trẻ sẽ có cách phản ứng khác nhau khi bị la mắng. Tương tự, chúng cũng sẽ dùng những cách khác nhau để thể hiện nỗi đau trong lòng.

01

Phản ứng đầu tiên của trẻ sau khi bị mắng: Làm ngơ!

Những bậc cha mẹ thường xuyên mắng con sẽ có cảm giác: Con cái chẳng có gì thay đổi dù đã được chấn chỉnh nhiều lần. Theo đó, trẻ thường mắc các lỗi lặp đi lặp lại, bị thúc giục hàng trăm nghìn lần nhưng vẫn không làm bài về nhà, toàn chơi lén điện thoại khi bố mẹ không để mắt, phòng ốc lúc nào cũng bẩn thỉu lộn xộn hết cả lên…

Dù có nói bao nhiêu lần, đứa trẻ vẫn vậy, không thay đổi, tạo nên một vòng luẩn quẩn: Làm sai – bị mắng – tạm sửa – tái phạm.

Nhiều gia đình khó phá vỡ cái vòng luẩn quẩn bất tận này. Đây là một trong những mặt trái của việc la mắng trẻ trong thời gian dài: Não của chúng tự động chuyển sang cơ chế trốn thoát, và mọi sự chú ý của trẻ đều tập trung vào việc làm thế nào để thoát chạy.

Tại sao trẻ thường im lặng khi bị cha mẹ mắng? - Ảnh 1.

Khi vòng tròn này diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ nghĩ rằng mình mắc sai bao nhiêu lần nữa cũng không sao, miễn là không bị mắng, miễn là có thể trốn thoát. Lúc này, sự im lặng của trẻ là một sự hợp tác giả tạo. Chỉ khi cha mẹ nổi cơn thịnh nộ với cường độ lớn hơn thì chúng mới thực sự “chịu thua”.

Những đứa trẻ sẽ không nghĩ đến việc sửa sai khi làm sai, mà chỉ nghĩ xem lần sau phải làm gì để cha mẹ không phát hiện ra. Bởi lẽ, chúng coi việc cha mẹ la mắng là lẽ thường tình, nếu la mắng đánh chửi nhiều thì con cái sẽ “miễn dịch” và trở nên bướng bỉnh hơn.

02

“Trả thù” cha mẹ bằng sự nổi loạn

Phụ huynh càng la mắng, trẻ càng nổi loạn. Khi con còn nhỏ, những lời nói nặng nề của cha mẹ thường có tác dụng, nhưng khi chúng lớn hơn, tác dụng đó sẽ mất dần hoặc sẽ có những “phản ứng ngược”.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, sự tức giận tích tụ từ nhỏ sẽ biến thành sự nổi loạn, và rất nhiều vấn đề của lứa tuổi thanh thiếu niên phát triển từ điều này.

Trong bộ truyện Những Đứa Trẻ Không Ngốc, có một nhân vật tên Chengcai đang ở tuổi mới lớn và cậu có phần nổi loạn. Chengcai là tác giả của hàng loạt cuộc đánh nhau và là “cái gai” trong mắt người lớn.

Trước hành động bất hảo của con, cha của Chengcai tin rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết bằng cách giáo dục đòn roi chửi mắng. Nhưng càng đánh, Chengcai càng lộ rõ những phản ứng nhằm chống lại cha.

Tại sao trẻ thường im lặng khi bị cha mẹ mắng? - Ảnh 2.

Một đứa trẻ bị cha mẹ mắng mỏ trong thời gian dài không những không nghe lời mà còn mất niềm tin vào bản thân, chúng mang trong lòng sự tuyệt vọng sâu sắc, cuối cùng chúng chọn cách từ bỏ chính mình.

Chúng hy vọng sẽ “trả thù” được cha mẹ và việc “làm phiền lòng” người lớn có thể là cách phản ứng mạnh mẽ duy nhất mà chúng có thể thực hiện. Bố mẹ càng la mắng, trẻ càng ngang bướng hơn và thiếu đi tình yêu là lý do chính khiến trẻ từ bỏ chính mình.

03

Ngôn ngữ khẳng định và ngôn ngữ phủ định

Trong thời thơ ấu, trẻ em định hình bản thân thông qua những người chăm sóc xung quanh chúng, cho dù người lớn có cố ý hay không, những lời nói và cảm xúc của họ sẽ ảnh hưởng đến ý thức về bản thân của trẻ. Điều đó có nghĩa là, hình ảnh của chính mình trong tâm trí trẻ thường được hình thành từ thời thơ ấu.

Nhưng trong quá trình nuôi dạy con cái, người lớn thường có những đánh giá quá phiến diện và tiêu cực về con trẻ. Nhất là khi quát mắng con, luôn xen lẫn quá nhiều từ ngữ tiêu cực như “Con hư thật”, “Con thật tệ”, “Con sẽ chẳng bao giờ làm được nên trò trống gì đâu”… Lâu dần, những câu nói này sẽ trở thành một loại định kiến, là một dấu hiệu rất xấu đối với sự phát triển của trẻ.

Tại sao trẻ thường im lặng khi bị cha mẹ mắng? - Ảnh 3.

Tác giả Dana Susskind đã đề cập trong cuốn Parent’s Language: 30 Million Words Shape a More Strong Learning Brain (Tạm dịch: Ngôn ngữ của cha mẹ: 30 triệu từ ngữ định hình một bộ não học tập kiên cường) rằng: Trí thông minh hay tâm lý con người là kết quả của sự tương tác giữa di truyền và môi trường. Những ngôn từ trẻ được tiếp thu trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Môi trường ngôn ngữ không chỉ liên quan đến đầu vào của ngôn từ. Việc sử dụng ngôn ngữ khẳng định và ngôn ngữ phủ định cũng sẽ làm gia tăng khoảng cách trong sự phát triển trí tuệ của trẻ.

“Con nói đúng”, “Con giỏi lắm”, “Làm tốt lắm!”… – những cụm từ khẳng định này khi được sử dụng đúng cách sẽ giúp trẻ tin rằng chúng có thể đạt được bất cứ điều gì nếu chúng đủ cố gắng. Suốt ngày bị những ngôn từ tiêu cực lấn át, đứa trẻ sẽ tin rằng mình là người con “hư” như lời cha mẹ nói và sẽ lặp lại những hành vi xấu đó.

Người ta thường nói: “Trẻ con càng mắng càng chống đối” – Đây hoàn toàn là sự thật.

Cha mẹ mỗi ngày đều dùng ngôn ngữ để định nghĩa con cái, con cái dần dần trở thành những gì cha mẹ mô tả, nỗi đau mà chúng phải chịu sẽ hằn sâu trong tâm trí khi lớn lên, cuối cùng chúng sẽ trở nên kém cỏi hơn.

04

Phản ứng của sự “bất an”

Bất an là phản ứng phổ biến nhất của trẻ sau khi bị mắng.

Ở những nơi công cộng, đôi khi bạn sẽ bắt gặp cảnh những đứa trẻ vừa khóc vừa đuổi theo khi bị cha mẹ la mắng, bộ dạng đáng thương thật sự xót xa.

Người ta nói cha mẹ trên đời đều yêu con vô điều kiện, thực ra con cái cũng yêu cha mẹ tương tự, thậm chí tình yêu của cha mẹ dành cho con cái chẳng bằng so với tình yêu của con cái dành cho cha mẹ.

Khi trẻ không vâng lời, không ngoan, không thông minh và không hợp tác, chúng ta sẽ thể hiện sự từ chối, thất vọng và chán chường

Sáng còn hôn má con và nói: “Mẹ yêu con nhất”, nhưng đến chiều vì con mà mẹ giận, thu lại tình cảm và để sợi dây kết nối giữa mẹ và con rời xa.

Tại sao trẻ thường im lặng khi bị cha mẹ mắng? - Ảnh 4.

Nhưng trẻ con thì khác.

Trên đời này, dù cha mẹ có lạnh lùng đến đâu, thì con cái vẫn sẽ ôm siết lấy cha mẹ nếu có cơ hội. Chúng dường như không bao giờ có ác cảm, sau khi trải qua những lời la mắng, chúng sẽ lo lắng cha mẹ sẽ không còn yêu thương chúng nữa. Và ngay lập tức chúng sẽ tự chấn chỉnh lại bản thân.

Loại phản ứng này là biểu hiện của sự bất an, bởi vì chúng không thể chịu đựng được sự thờ ơ của cha mẹ. Con cái sẽ không bao giờ ngừng yêu đấng sinh thành dù thế nào đi chăng nữa, nhưng cái bóng của việc không được yêu vẫn luôn theo sát chúng, sự chủ động ôm ấp của chúng sau khi bị đánh mắng thực chất là nỗi sợ hãi về một sự chia ly.

05

“La mắng có nhiều tác hại vậy sao?”

Trước khi trả lời câu hỏi này, xin các bậc phụ huynh hãy suy ngẫm một câu, đó là: Khi người lớn chúng ta mắc lỗi lầm, chúng ta hy vọng người khác sẽ đối xử với lỗi lầm của mình như thế nào?

Cách đây một thời gian có một bạn trẻ đi thi bằng lái xe, chắc do hồi hộp nên đã phạm lỗi liên tục trong quá trình tập lái ở trường. Tình cờ là huấn luyện viên của cô ấy cũng nổi cơn thịnh nộ lớn tiếng: “Có thế mà cũng không làm được là sao?”.

Khi huấn luyện viên càng to tiếng cô càng tỏ ra căng thẳng, một hôm bước ra khỏi trường dạy lái xe, cô không kìm được nước mắt, vẻ mặt buồn thiu nói: “Cuối cùng tôi cũng hiểu cảm giác của bọn trẻ khi kèm chúng bài tập về nhà.”

Khi mắc sai lầm, chẳng ai muốn chịu đựng những lời chỉ trích gay gắt từ người khác, mà sự khao khát được thấu hiểu và đồng cảm mới là điều cần nhất lúc này. Lỗi lầm của con cái cũng vậy, chúng ta càng phản ứng tiêu cực, khó chịu, bực bội, hung hăng bao nhiêu thì càng dễ đẩy con cái vào tình thế bị cô lập bấy nhiêu. Vì vậy, trước nhiều hành vi không phù hợp của trẻ, trước hết cha mẹ phải học cách kiềm chế cảm xúc của mình.

Như Rhona Renner đã nói: “Cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn để hàn gắn một mối quan hệ đã bị tổn thương bởi những lời nói giận dữ và gọi tên hơn là cho bản thân một chút thời gian để bình tĩnh lại”.

Thứ hai, hãy học cách bao dung với con cái.

Trẻ em phạm sai lầm, đôi khi chúng chỉ lựa chọn sai thời điểm, bản chất của chúng không xấu, thậm chí có thể nói là những đứa trẻ ngoan, có động cơ tích cực. Khi nhận ra điều này, cha mẹ sẽ thông cảm cho con. Sự thiếu thay đổi của con thực ra đang nhắc nhở cha mẹ phải suy ngẫm và thay đổi cách giao tiếp tích cực với chúng.

Nguồn: Sohu

  • dạy con
  • điều cha mẹ không biết
  • giáo dục con cái
  • phương pháp giáo dục con
  • bậc cha mẹ

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog