Yêu thương và giáo dục sai cách
Bà Lâm Mỹ (Trung Quốc), năm nay 68 tuổi. Bà là một người mẹ tần tảo, đã dành cả cuộc đời mình để yêu thương và chăm sóc các con. Bà làm mọi việc trong hết khả năng của mình và nuôi dạy chúng đến khi trưởng thành. Thế nhưng cứ tưởng bà Lâm Mỹ sẽ có một tuổi già hạnh phúc, ấm áp bên các con, tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Bà bị các con bỏ rơi, không có nơi nào nương tựa.
Nguyên do của mọi chuyện nằm ở sai lầm bà Lâm Mỹ hồi còn trẻ. Khi ấy con trai Lâm Cường và con gái Lâm Tiêu vẫn còn nhỏ, chồng bà mất sớm. Bà trở thành một người phụ nữ góa chồng, nỗ lực kiếm sống, mưu sinh để nuôi hai đứa con.
Lâm Mỹ cố gắng làm việc, nỗ lực dành dụm mong có thể chu cấp 1 cuộc sống đầy đủ vật chất cho các con. Thế nhưng, bà đã bỏ qua một điều đó là trái tim và tâm hồn của chúng cũng cần được chăm sóc.
Là con trai cả, Lâm Cường lớn hơn Lâm Tiêu 5 tuổi. Khi còn nhỏ, Lâm Tiêu thường xuyên đau ốm nên mẹ phải chăm sóc nhiều hơn. Lâm Cường trở thành một đứa trẻ phải tự lập sớm.
Anh cố gắng chia sẻ việc nhà với mẹ và chăm sóc em gái. Tuy nhiên bà Lâm Mỹ cũng chẳng mảy may quan tâm đến tiến độ học tập của con và hiếm khi cho con chơi đùa như những đứa trẻ khác. Bà xem anh ấy như người để giúp đỡ mình chứ không phải một đứa trẻ cần được chăm sóc.
Khi Lâm Tiêu đã khỏi bệnh, cô trở thành một người hoạt bát, đáng yêu. Bà Lâm Mỹ lại tiếp tục dành nhiều thời gian để cùng cô ấy làm bài tập, cùng ca hát, nhảy múa sau những giờ học. Bà coi cô ấy như là công chúa trong nhà và cần được hết mực yêu thương, bao bọc.
Gây tổn thương lên trẻ
Thế nhưng bà lại phớt lờ những cảm xúc của Lâm Cường, để mặc anh tự phát triển mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào.
Cho đến một ngày, dì hàng xóm kể với bà Lâm Mỹ rằng con trai bà và lâm Cường có mối quan hệ không tốt với nhau, hay xảy ra cãi vã và đánh nhau. Lúc này bà mới nhận ra con trai mình có chuyện gì đó không ổn ở trường.
Tối hôm ấy, bà mới ngập ngừng hỏi Lâm Cường: “Dạo này ở trường học có ổn không con? Có ai bắt nạt con không?”. Thế nhưng thay vì tâm sự với mẹ, Lâm Cường chỉ im lặng cúi đầu. Lúc này bà mới thấy xấu hổ, buồn tủi, vội vàng ôm lấy Lâm Cường. Nhưng Lâm Cường hằn học, đẩy mẹ ra xa và trách móc: “Bây giờ bà còn muốn hỏi tôi sao, tôi tự giải quyết được, không cần đến bà”. Sau đó anh chạy về phòng và khoát cửa lại.
Đây là lần đầu tiên bà thấy Lâm Cường không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, cũng là lần đầu tiên bà cảm nhận được nỗi đau trong lòng con trai.
Bà Lâm Mỹ nhận ra rằng, mình đã không dành sự quan tâm cho con giống như một người mẹ đúng nghĩa, điều này đã khiến con trai tích tụ quá nhiều tổn thương trong lòng.
Kể tử hôm ấy, bà chăm liên lạc với thầy cô giáo của Lâm Cường hơn, dành thời gian cùng con học bài, chơi game với hy vọng sẽ bù đắp được phần nào những tiếc nuối trong quá khứ. Bà cũng cố gắng học cách chăm sóc bình đẳng với cả hai đứa chứ không ưu ái Lâm Tiêu như trước nữa.
Tuy nhiên mọi chuyện dường như đã quá muộn. Tổn thương trong lòng Lâm Cường khó có thể chữa lành. Tính cách của anh dần trở nên bạo lực và thường xuyên gây sự đánh nhau với các bạn cùng lớp.
Cách xử lý phản tác dụng
Bà Lâm Mỹ cũng không còn cách nào khác ngoài việc cố gắng bù đắp cho con. Bà đáp ứng mọi nhu cầu vật chất của con một cách vô điều kiện. Con trai muốn mua một chiếc xe đạp mới, bà cũng phải cố gắng làm thêm giờ đến kiệt sức. Con trai muốn mua máy chơi game, bà cũng sẽ dành dụm bằng được.
Nhìn thấy anh trai được mua nhiều đồ mới, Lâm Tiêu cũng ghen tị và đòi mẹ của cho búp bê mới, quần áo mới. Bà cũng chẳng thể từ chối con gái mình nên chỉ có thể đi làm hết sức để đáp ứng mong muốn của con. Bằng cách này Lâm Tiêu và Lâm Cường dẫn trở thành người luôn đòi hỏi, hạch sách mẹ.
Cho đến một ngày, bà Lâm Mỹ thực sự không có đủ tiền để mua chiếc laptop nên phải nói rằng mình không đủ tiền. Lâm Tiêu và Lâm Cường tức giận và phàn nàn rằng công việc bán thời gian của bà quá vất vả và kiếm được quá ít tiền. Nghe câu này, tim bà Lâm Mỹ như vỡ ra hàng trăm mảnh.
Bà cứ ngỡ bù đắp thật nhiều bằng vật chất sẽ giúp các con tình cảm và yêu thương bà hơn, nhưng có vẻ như bà đã sai.
Kể từ đó, Lâm Cường và Lâm Tiêu ngày càng yêu cầu mẹ mua những đồ có giá trị. Dù cho bà có cố gắng nói rằng mình không có tiền, thì họ cũng chẳng thèm quan tâm.
Bà vô cùng đau lòng, tại sao đã làm hết sức mà các con vẫn làm trái tim bà tan nát như vậy. Trong lúc tuyệt vọng nhất, bà đã nhận ra một điều, đó là bà đã chiều chuộng chúng quá mức. Bà đã cho chúng quá nhiều của cải vật chất nhưng lại không dạy chúng biết bằng lòng và yêu thương mẹ.
Cô đơn và tổn thương
Mối quan hệ giữa ba mẹ con ngày càng trở nên căng thẳng. Bà Lâm Mỹ dần kiệt quệ và cả thể chất lẫn tinh thần. Dù muốn làm lại nhưng mọi chuyện dường như là không thể. Lâm Cường, Lâm Tiêu cũng dẫn lớn lên và đi làm. Dù có nguồn thu nhập nhưng chúng vẫn thường xuyên xin tiền mẹ.
Ban đầu bà Lâm Mỹ muốn dựa dẫm vào các con khi về hưu, nhưng không ngờ là hai đứa con vẫn yêu cầu bà tiếp tục đi làm để kiếm tiền trợ cấp cho việc trang trí nhà cửa, đám cưới của họ.
Rõ ràng bà đã vô cùng giá yếu, kiệt sức nhưng vẫn phải ra ngoài và làm những công việc lặt vặt chỉ để kiếm tiền đưa cho con. Cuối cùng, đến một ngày, bà không thể chịu được nữa nên đã khóc và nói với các con của mình: “Các con ơi, mẹ thực sự không thể làm gì được nữa. Mẹ già rồi, không thể kiếm được nhiều tiền, hãy thương xót và đừng đòi hỏi nữa, hãy để mẹ yên lặng trải qua tuổi già.”
Nghe xong, Lâm Cường tối sầm lại, anh nói bà đừng nghĩ tới chuyện ấy. Ai bảo trước đó bà đã chu cấp thường xuyên cho chúng, bây giờ chúng đã quen bà lại muốn rời đi, như thế thì bà đừng mong được ai yêu thương và chăm sóc khi về già.
Lâm Tiêu cũng đồng ý với anh trai, tiếp tục trách móc bà không có trách nhiệm. Lúc này và Lâm Mỹ hoàn toàn sụp đổ. Kể từ đó, hai đứa con hoàn toàn cắt liên lạc với bà. Dù bà có gọi nhưng chúng cũng không trả lời, nếu muốn đến thăm thì cũng từ chối với lý do bận.
Lúc này, bà Lâm Mỹ mới nhận ra mọi thứ không thể thay đổi được nữa. Là một người mẹ, bà đã không quan tâm và yêu thương đúng mức cho các con. Điều này đã gây ra những tổn thương không thể hàn gắn.
Việc yêu thương và dạy dỗ trẻ em đúng cách cũng là một bài học mà bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng phải luyện tập. Trẻ con là tấm gương phản chiếu của người lớn, nên việc trẻ có trở thành người tốt, tử tế và hiếu thảo hay không thì phần lớn là do cách giáo dục của phụ huynh. Đừng vì thiên vị hay dạy dỗ không đúng hướng khiến trẻ trở nên lãnh cảm và vô tình như câu chuyện trên.