Trẻ chậm nói vì cha mẹ vô tư làm 3 điều này với con mình
Nếu trẻ chậm nói, người mẹ hãy kiểm tra thử bản thân có đang mắc phải một số sai lầm trong quá trình con mình đang học nói hay không.
- 3 câu cha mẹ thường nói khiến con rụt rè, khó thành đạt trong tương lai
- Họp lớp sau 20 năm, tôi nhận ra chân lý: Điểm xuất phát của con cái, chính là cha mẹ
- Con bị bắt nạt ở trường, ông bố chỉ nhắn vài dòng, phụ huynh kia lập tức xin lỗi
Khi một đứa bé biết nói sớm, người mẹ sẽ cảm thấy rất tự hào về con mình, mọi người xung quanh thường khen “con thông minh”. Vì thế, nếu chẳng may đứa trẻ chậm nói sẽ khiến cho cả nhà “đứng ngồi không yên”.
Mặc dù cuối cùng hầu hết đứa trẻ nào cũng có thể nói năng lưu loát nhưng với những trẻ chậm nói, khả năng nhận thức, cảm xúc tương đối yếu hơn so với bạn cùng trang lứa. Việc chậm nói sẽ cản trở trẻ thể hiện bản thân, không thể nói ra được nhu cầu của mình, điều này khiến trẻ rất khó chịu.
Nếu cha mẹ có con chậm nói, hãy tự ngẫm lại xem thử có phải do bản thân đang cản trở con mình hay không. Dưới đây là một số điều cha mẹ có thể khiến con mình chậm nói.
1. Cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện với một em bé chưa biết nói
Một số người mẹ cảm thấy rất xấu hổ, xem việc nói chuyện với con mình giống như đang tự nói với bản thân.
Trên thực tế, người mẹ chính là giáo viên dạy ngôn ngữ cho con mình. Người mẹ càng chăm nói chuyện với con, con sẽ càng nhanh biết nói hơn. Vì thế, bạn hãy cố gắng bớt nhút nhát, bớt gượng ép, bớt dè dặt khi trò chuyện với con mình nhé.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là giai đoạn quan trọng cho sự nhận biết ngôn ngữ, nếu bỏ qua sẽ thật đáng tiếc.
Khi thay bỉm, người mẹ hãy nói “mẹ thay bỉm cho con nhé”, khi đi chơi hãy nói “con nhìn nè, đây là một bông hoa xinh đẹp, cái này là chiếc đèn, đây là ô tô”. Người mẹ hãy tận dụng mọi khoảnh khắc để nói chuyện với con mình, để bé nhận thức được mọi thứ xung quanh càng nhiều càng tốt.
Ban đầu, có thể bạn sẽ chưa quen với điều này nhưng nếu làm thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy con của mình có những phản ứng lại giống như đang trò chuyện với mẹ.
2. Cha mẹ chăm con quá kỹ, con không có cơ hội nói
Khi một em bé muốn uống nước, mắt chúng nhìn vào cốc nước, người mẹ nhanh chóng cầm lấy ly và cho bé uống. Nếu bé có nhu cầu gì, chỉ cần chúng chỉ tay hoặc nói ra vài từ ngắn gọn, người lớn hiểu và đáp ứng ngay lập tức.
Nếu làm thay con hết tất cả mọi thứ trước khi con chịu nói ra yêu cầu của mình, đứa trẻ sẽ nghĩ mình chẳng cần phải nói nhiều.
Vì thế, khi thấy con mình đang muốn thứ gì đó, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi con nói nhiều hơn một chút, để chúng cố gắng diễn giải thứ mình cần, có thể khua tay múa chân một hồi, hoặc nói ra một tràng những từ khó hiểu. Sau đó, bạn mới bắt đầu đoán điều trẻ muốn nói như “có phải con muốn thứ này không, con muốn quả bóng hay cái ly” (Phải kèm theo cử chỉ, đồ vật để giúp trẻ kết nối ngôn ngữ với thực tế).
Nhiều khi con đoán sai, nhưng không sao, quá trình đoán này rất hữu ích để đẩy nhanh việc phát triển ngôn ngữ của bé, đồng thời cũng sẽ khiến bé cảm thấy hài lòng.
3. Cha mẹ thiếu tương tác với con
Thiếu tương tác và giao tiếp đầy đủ với con có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói. Việc tương tác và giao tiếp là rất quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, bởi vì trẻ cần phải nghe và học các từ ngữ và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh khác nhau.
Khi cha mẹ không tương tác nhiều với con mình, trẻ sẽ thiếu đi kinh nghiệm cần thiết để phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Cha mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ để tương tác và giao tiếp bằng cách nói chuyện với trẻ, đọc sách, hát cho trẻ nghe, hoặc tạo ra các hoạt động giải trí khác.
Ngoài ra, thiếu giao tiếp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển kỹ năng xã hội và tình cảm của trẻ. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo rằng mình giao tiếp đầy đủ với con để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trong quá trình hướng dẫn con tập nói, cha mẹ đừng mắc phải những sai lầm trên, nếu không con sẽ chậm nói, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường. Ngoài ra, khi bé phát âm sai, cha mẹ đừng sửa lỗi giống như một giáo viên nghiêm khắc, hãy kiên nhẫn và dành thời gian cho con mình nhiều hơn.