Trẻ tự kỷ sợ gì? Những điều khiến trẻ hoảng sợ cần lưu tâm | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

18 mins read
Trẻ tự kỷ sợ gì? Những điều khiến trẻ hoảng sợ cần lưu tâm | Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trẻ tự kỷ sợ gì? Những điều khiến trẻ hoảng sợ cần lưu tâm

Trẻ tự kỷ sợ gì là một trong những băn khoăn lớn của gia đình hay những người chăm sóc để tránh cho trẻ khỏi căng thẳng. Thực tế người tự kỷ có rất nhiều nỗi sợ lạ kỳ, chẳng hạn sợ âm thanh, sợ màu sắc quá sặc sỡ nhưng lại không sợ rắn, không sợ bình nước sôi nên cần  thận trọng trong quá trình chăm sóc.  

Trẻ tự kỷ sợ gì?

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa với đặc trưng là khiếm khuyết về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, hành vi bất thường và tương tác xã hội. Trẻ thường có xu hướng chậm nói, không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, thích một mình, không nhận thức được các hành vi của bản thân, dễ kích động và không thể kiểm soát được..

Các nguyên nhân gây tự kỷ hiện tại vẫn chưa thể khẳng định rõ ràng, tuy nhiên theo các bác sĩ, các yếu tố gây ra hội chứng này có thể liên quan đến môi trường sống độc hại khi mang thai; mẹ bầu dùng thuốc, đặc biệt là các nhóm thuốc điều trị trầm cảm; tổn thương não khi sinh  thai nhi thiếu oxy..

Trẻ tự kỷ sợ gì
Trẻ tự kỷ sợ gì là điều bố mẹ rất cần quan tâm để hạn chế những tình huống khiến con hoảng loạn

Một đặc trưng khác được biểu hiện chung ở hầu hết trẻ tự kỷ chính là cực kỳ nhiều nỗi sợ và các nỗi sợ này cũng cực kỳ khác thường. Trẻ tự kỷ có thể tự làm đau bản thân, đập đầu vào tường hay sờ lên ấm nước sôi mà không hề sợ hãi. Tuy nhiên nếu nhìn thấy chú hề, nghe thấy tiếng ấm nước sôi thì chúng sẽ cực kỳ hoảng loạn.

Trẻ tự kỷ sợ gì thì theo thống kê có đến 14 nhóm và bao gồm hơn 92 nỗi sợ khác nhau. Trẻ tự kỷ sẽ có ít nhất trên 1 nỗi sợ nhưng thường 1 đứa trẻ tự kỷ có rất nhiều nỗi sợ, được xuất hiện rõ rệt hơn theo thời gian và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời. Hầu như rất khó để loại bỏ được nỗi sợ của người tự kỷ, ngay cả khi đã ở giai đoạn trưởng thành.

Vậy trẻ tự kỷ có những nỗi sợ gì?

Sợ không gian

Theo các chuyên gia, nỗi sợ của người tự kỷ cực kỳ dàn trải, trẻ vừa sợ không gian nhỏ nhưng cũng không thể ở trong các phòng quá rộng lớn, những điều này đều khiến con cực kỳ căng thẳng. Mặt khác việc sắp xếp các đồ vật trong không gian phòng cũng cần đặc biệt chú ý vì con có thể bị thương trong quá trình di chuyển.

Trẻ tự kỷ sợ gì thì những không gian quá đông người, toàn những điều mới lạ, hay những không gian không được sắp xếp một cách trật tự cũng dễ khiến người tự kỷ hoảng loạn. Do đó những trẻ đặc biệt này thường gặp khó khăn nếu phải đi xe bus, đến rạp chiếu phim, đi trung tâm thương mại..

Sợ âm thanh lớn

Người tự kỷ có giác quan cực kỳ nhạy bén, điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, tiếng động và cảm thấy khó chịu với những thứ này. Tiếng kim đồng hồ xoay chuyển chúng ta thường không thể nghe rõ những người tự kỷ hoàn toàn có thể mô tả lại tiếng tích tắc của đồng hồ kêu như thế nào cho dù cách một căn phòng.

Trẻ tự kỷ sợ gì
Những âm thanh lớn đột ngột, chói tai có thể khiến trẻ tự kỷ cực kỳ hoảng loạn

Bởi giác quan quá nhạy cảm nên người tự kỷ thường cực kỳ sợ những âm thanh lớn và đột ngột, một quả bóng bay nổ cũng khiến trẻ có thể phát hoảng và la hét. Trẻ tự kỷ sợ gì thì con cũng có thể sợ âm thanh từ tiếng của máy hút bụi, máy đánh trứng hay tiếng quạt bởi nó lớn và có âm độ khó chịu.

Cũng chính bởi việc nhạy cảm với âm thanh này mà có thể thấy người tự kỷ thường có xu hướng đeo tai nghe để hạn chế bị hoảng sợ bởi các âm thanh này. Mặt khác nếu phải thường xuyên nghe những âm thanh này cũng khiến trẻ tự kỷ rơi vào sợ hãi, căng thẳng, stress và càng dễ kích động hơn nên gia đình và những người xung quanh cần chú ý điều này.

Trẻ tự kỷ sợ gì – Sợ ánh sáng bị chói

Cũng do những giác quan quá nhạy cảm nên trẻ tự kỷ cũng dễ căng thẳng nếu phải tiếp xúc với với những ánh sáng quá chói, quá sáng, đặc biệt là ánh đèn neon. Ánh mặt trời hằng ngày cũng là thứ người tự kỷ thường hay chạy trốn, không muốn tiếp xúc bởi không chỉ mắt mà da của trẻ cũng rất nhạy cảm.

Sợ người lạ tiếp xúc

Trẻ tự kỷ sợ gì thì có một đặc điểm cũng cực kỳ dễ nhận thấy chính là trẻ rất sợ người lạ và đặc biệt là không thích người khác động vào mình, kể cả người thân. Để có thể bắt tay, ôm ấp với người tự kỷ thường phải tốn một khoảng thời gian dài khi đã tạo được một sự thân thiết nhất định để tránh làm trẻ hoảng loạn.

Trẻ tự kỷ sợ gì
Trẻ tự kỷ thường rất hoảng loạn và khó chịu nếu ai đó chạm vào người

Cũng bởi việc sợ động chạm hay tiếp xúc gần nên việc cắt tóc hay khám bệnh cho trẻ tự kỷ thường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi cần lấy các mẫu xét nghiệm. Đây cũng chính là một trong những nỗi sợ làm cản trở khả năng giao tiếp hay tương tác với người khác của người tự kỷ.

Một số nỗi sợ khác

Như đã nói, nỗi sợ của người tự kỷ là cực kỳ dàn trải, phong phú, kỳ lạ mà không thể nào kiểm soát hết được. Trẻ tự kỷ có thể không hề sợ rắn, sợ hổ mà còn cực kỳ thích thú nhưng nếu phải nhìn thấy bậc thang hay cửa xoay tròn lại lại rơi vào trạng thái cực kỳ bối rối, căng thẳng, không thể nào kiểm soát được các hành vi của mình.

Vậy trẻ tự kỷ còn có những nỗi sợ gì?

  • Sợ bong bóng, sợ búp bê, sợ những đồ chơi có thể phát ra âm thanh
  • Sợ thang máy, bậc thang, cửa cuốn, cửa kính, cửa xoay tròn
  • Sợ chú hề, sợ những nhân vật trong hoạt hình hay truyện tranh
  • Sợ các chất liệu vải
  • Sợ búp bê, sợ gấu bông, sợ bóng người
  • Sợ con lắc đang quay
  • Và các nỗi sợ như những người bình thường khác như sợ động vật, sợ bẩn….

Tuy nhiên cần hiểu rằng không phải tất cả những người tự kỷ đều sợ những điều này, còn phụ thuộc vào ngưỡng tự kỷ, độ tuổi và mức độ nhận thức. Có những nỗi sợ có thể theo người tự kỷ đi đến suốt cuộc đời nhưng nếu sớm được giáo dục, cải thiện tư duy nhận thức thì cũng hoàn toàn có thể giảm dần được các nỗi sợ có phần vô lý này.

Làm sao để đối phó với những nỗi sợ của người tự kỷ

Những nỗi sợ chính là nguyên nhân làm gia tăng mức độ căng thẳng stress của người tự kỷ khiến họ khó hòa nhập được với cuộc sống. Khi trẻ tự kỷ chưa biết nói, con có thể không thể hiện rõ ràng được chủ thể của nỗi sợ khiến cho con rơi vào hoảng loạn dẫn tới trẻ khóc lóc, kích động nhưng cha mẹ không biết nguyên nhân để xử lý.

Trẻ tự kỷ sợ gì
Đeo tai nghe hạn chế tiếng ồn là một trong những biện pháp được áp dụng cho người tự kỷ để tránh bị hoảng loạn bởi những âm thanh bất ngờ

Việc quan tâm và hiểu được toàn bộ những nỗi sợ của người tự kỷ là cực kỳ quan trọng để xây dựng cho con một môi trường sống thoải mái, hạn chế căng thẳng đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp để giảm dần nỗi sợ. Đặc biệt việc loại bỏ những nỗi sợ vô lý như sợ bậc thang, sợ ánh sáng chói là rất cần thiết để con có thể hòa nhập dần với cuộc sống chứ không thể mãi trốn trong nhà.

Vậy trẻ tự kỷ sợ gì và cần đối phó như thế nào?

  • Trang bị cho trẻ tự kỷ những loại tai nghe chất lượng, có âm độ vừa phải, phù hợp với người tự kỷ để khi ra ngoài con khi bị tác động quá nhiều bởi vô vàn âm thanh khó chịu bên ngoài môi trường
  • Xây dựng không gian sống phù hợp với trẻ, chẳng hạn như phòng ngủ của trẻ tự kỷ nên được thiết kế cách âm, được lót thảm trải để tránh gây tiếng ồn, nên sơn màu tường nhẹ nhàng, không nên quá sặc sỡ hay có hoa văn, đường kẻ sọc.
  • Trong gia đình nên ưu nên sử dụng đồng hồ điện tử thay vì các loại đồng hồ cơ học bình thường vì có thể phát ra âm thanh khiến trẻ khó chịu, khong thể tập trung
  • Giúp trẻ dần làm quen với những nỗi sợ hãi thay vì chỉ luôn tìm cách tránh né bởi trong suốt cuộc đời của con có thể gặp vô vàn các tình huống bất ngờ và không phải lúc nào cũng có cha mẹ ở bên hỗ trợ. Vì thế phụ huynh nên bắt đầu tập dần cho con tiếp cận với nỗi sợ, có thể là không cần hết sợ hoàn toàn nhưng chỉ cần mức độ kích thích giảm dần khi con đối diện với nỗi sợ đó cũng hoàn toàn là một tín hiệu tốt.
  • Luôn xác định và dự phòng các tình huống bất cập khi đưa con ra ngoài bởi việc bỗng có một đồ vật gây ồn ào, phải đứng trước ánh đèn huỳnh quang đôi lúc là những thứ không thể tránh khỏi.
  • Trẻ tự kỷ sợ gì thì rõ ràng trẻ sẽ sợ rất nhiều thứ, do đó việc hướng dẫn trẻ cách đối diện với những nỗi sợ hãi của bản thân, cách lấy lại bình tĩnh cũng là rất cần thiết. Chẳng hạn dạy trẻ đếm, từ 1-10 nếu nhìn thấy chú hề hay nếu vô tình tiếp xúc gần với ai đó cũng là cách giúp trẻ có thể dần bước ra ngoài cuộc sống mà không nhất thiết phải có cha mẹ bên cạnh, chẳng hạn như khi đến trường
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho não bộ cũng là cách có thể giúp trẻ giảm bớt được sự nhạy cảm ở các giác quan. Một số nhóm chất nên tăng cường cho trẻ tự kỷ như omega-3 , axit amin, sắt, vitamin D…
  • Trao đổi thêm với các chuyên gia, bác sĩ hay để có hướng hỗ trợ con trong việc đối phó với nỗi sợ của bản thân, nâng cao chất lượng đời sống mỗi ngày
  • Trao đổi với các giáo viên hỗ trợ trẻ tự kỷ để trong quá trình học tập tại trường có thể hạn chế được các nỗi sợ này, giúp con có thể học tập hay sinh hoạt thoải mái hơn.

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn trẻ tự kỷ sợ gì và làm thế nào để khắc phục. Các nỗi sợ của trẻ tự kỷ là vô cùng đa dạng và dàn trải, đòi hỏi phụ huynh cần theo dõi trẻ liên tục để phát hiện chính xác, từ đó có thể xây dựng môi trường sống thoải mái nhất cho trẻ tự kỷ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Trẻ tự kỷ có hay cười không? Giải đáp thắc mắc
  • Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ? Những điều cần lưu ý
  • Tự kỷ điển hình, không điển hình: Biểu hiện và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay

Cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay đơn giản bố mẹ cần biết

Chỉ tay là một trong các kỹ năng cơ bản và vô cùng cần thiết đối với giao tiếp, sinh hoạt đời sống của mỗi…

nhu cầu của trẻ tự kỷ

Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

Tự kỷ là một hội chứng tập hợp rất nhiều các rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến não bộ thường gặp ở…

roi loan cam giac o tre tu ky 4

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ và các phương pháp trị liệu

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có khoảng hơn 70% các trường hợp ở trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác…

Occupational Therapy (OT)

Occupational Therapy (OT): Hoạt động trị liệu can thiệp trẻ tự kỷ

Không giống với vật lý trị liệu, Occupational Therapy (OT) là hoạt động trị liệu tập mang tính toàn diện hơn, nó tập trung vào…

Latest from Blog