Triệu trứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ và cách phòng bệnh

5 mins read
Triệu trứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ và cách phòng bệnh

Khi thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, hệ miễn dịch. Trong đó phải kể đến viêm họng cấp ở trẻ. Bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác nhau, khó điều trị dứt điểm…

viem-hong-cap-tre-em

Trẻ rất dễ bị viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi

Ban đầu bệnh nhân sẽ sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân.

Tiếp đến là tắc mũi, chảy nước mũi trong và loãng, kèm sốt cao, đột ngột (39-40 độ C), ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn ngủ kém.

Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau.

Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần có cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Thông thường có đau rát và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể khàn tiếng.

Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng dẫn đến họng bị viêm nhiễm. Khi bị viêm mũi người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Và cái vòng luẩn quẩn ấy đã làm cho lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập

Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc mũi họng rực đỏ, thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt

Trong trường hợp viêm họng cấp do virus cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virus APC thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.

Bệnh viêm mũi họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng, như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.

Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mạn tính.

tre-uong-thuoc-viem-hong

Bệnh phát sinh trong thời tiết khô lạnh (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của bệnh viêm họng cấp trẻ em

Viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm, rạ) và có thể do tác động của rượu. Ngoài ta còn go các virus, vi khuẩn. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu vi khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).

Phòng và điều trị viêm họng cấp trẻ em khi thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi nên dữ ấm cho trẻ

Không cho trẻ uống nước lạnh, nước đá

Cho trẻ xúc miệng nước muối loãng ngày hai lần

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn

Rửa mũi cho trẻ hàng ngày

Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất và các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng

Điều trị khi trẻ sốt

  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh về thuốc điều trị. Không tự ý nhỏ thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc
  • Uống dung dịch oresol đều đặn khi trẻ sốt để tránh mất nước
  • Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt
  • Ăn thêm rau, trái cây.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Không nên ủ nóng trẻ
  • Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao (Theo đúng chỉ định của bác sĩ)

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog