Trò chơi là “công việc của tuổi thơ”, bố mẹ nên làm gì để giúp con vừa vui vẻ vừa tiếp thu kiến thức?

6 mins read
Trò chơi là “công việc của tuổi thơ”, bố mẹ nên làm gì để giúp con vừa vui vẻ vừa tiếp thu kiến thức?

Có một sự thật là trẻ em tiếp thu rất tốt khi chơi. Nhiều bậc phụ huynh chia sẻ họ mong đứa con 3-4 tuổi của mình được chuẩn bị để học chữ nên cảm thấy rất sốt ruột vì thấy trường mẫu giáo cho cháu chơi nhiều hơn học. Nhưng đừng lo lắng vì chơi là chương trình học rất tốt, tất cả các hoạt động vui chơi cháu bé tham gia sẽ xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm, thể lý và xã hội.

Khi chơi, trẻ học được những gì?

– Học từ các khối nhựa, gỗ: Những vật hình khối giúp trẻ nhận thức được không gian ba chiều, khái niệm sau này sẽ là nền tảng cho những bài hình học, vật lý, kiến trúc và kỹ thuật. Trẻ mẫu giáo thích tưởng tượng những vật hình khối có kích cỡ to, vừa, nhỏ như đó là bố, mẹ và con. Qua đó, trẻ thể hiện sự hiểu biết về những mối tương quan kích cỡ trong thế giới thật.

– Học qua đường nét: Hầu hết trẻ ba tuổi thích vẽ hay viết nguệch ngoạc. Dù với bạn, những đường nét đó là vô nghĩa nhưng chúng lại rất ý nghĩa đối với “tác giả” của chúng. Lúc 4 tuổi, nhiều em bắt đầu vẽ những hình và tranh biểu tượng cho người, cảnh hay những thứ chúng thấy hay tưởng tượng ra. 

– Học khi hát và múa: Hát những bài hát ngắn giúp trẻ 3 tuổi thưởng thức âm thanh của từ và là bước chuẩn bị cho trẻ học đọc sau này. Khi 4 tuổi, chúng có thể hát những bài hát dài hơn, múa những bài múa đơn giản theo nhịp điệu của những nhạc cụ như trống, thanh gõ, và trống lắc.

– Trí tưởng tượng trong chuyển động: Khi chơi với những đồ chơi như xe hơi, xe tải, máy bay, tàu lửa…, và giả vờ hồi hộp vì tốc độ, trẻ mẫu giáo cảm thấy lớn mạnh và trưởng thành. 

– Chơi ráp hình: Khi chơi ráp hình (với bộ Lego chẳng hạn), trẻ phát triển khả năng suy luận về không gian, quan sát những kiểu mẫu và chi tiết, thực tập sự phối hợp tay và mắt. 

– Chơi ngoài trời: Ðộng tác chạy và trèo làm cho trẻ phát triển những kỹ năng thể lý, củng cố cơ bắp và thực tập thế cân bằng. Vì ngoài sân trẻ ít bị giám sát hơn trong lớp nên sân chơi cũng là nơi hoạt động chung để học những bài học có tính xã hội. 

Trò chơi là

Vì sao trẻ coi trò chơi là “công việc của tuổi thơ”

GS Haney YOON, Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, ĐH Columbia US đã chia sẻ một số quan điểm xung quanh việc “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ: 

“Trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, việc chơi trò chơi phù hợp với sự phát triển của con. Như Vivian Paley, Fred Rogers và các nhà lý thuyết về trò chơi khác đã nêu, trò chơi là “công việc của tuổi thơ”. Tương tự như cách chúng ta xây dựng thói quen làm việc, trẻ em thực sự coi công việc của chúng là trò chơi. 

Hãy nghĩ về tất cả những điều chúng ta học được khi làm việc: tạo ra các hệ thống hiệu quả, giải quyết các vấn đề nghiêm trọng, hòa hợp với đồng nghiệp… Tương tự, trò chơi của trẻ em giúp chúng sáng tạo, hợp tác, đổi mới và cũng là cách để học tập. 

Đây là không gian thử nghiệm, nơi trẻ em tiếp cận các bài học lớn, tương tác với chính bản thân và những người khác trong hoạt động sáng tạo. Vì vậy, việc con học tập trong giai đoạn này sẽ rất vui vẻ. 

Vai trò của giáo viên và cha mẹ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em vui chơi là rất quan trọng. Đôi khi, chúng ta cần chơi cùng và tham gia vào hoạt động chơi của trẻ, đặt câu hỏi để tạo ra niềm vui. Sẽ xuất hiện những xung đột, việc cần làm là suy nghĩ kỹ về cách can thiệp và tạo điều kiện cho việc giải quyết chúng.

Mỗi phụ huynh sẽ có những cách tổ chức trò chơi ở nhà khác nhau. Cha mẹ là người hiểu con mình nhất và biết trò chơi nào phù hợp với chúng. Trẻ em không nên xem TV hay tiếp xúc với các thiết bị điện tử cả ngày nhưng trong thời đại truyền thông phát triển, bố mẹ nên cho trẻ tiếp cận và học hỏi kiến thức, kỹ năng xã hội thông qua phương tiện này một cách phù hợp”. 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog