Tự kỷ ở trẻ và cách phát hiện

7 mins read
Tự kỷ ở trẻ và cách phát hiện

Yếu tố nguy cơ gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ ở trẻ em cho đến nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy có nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm:

  • Di truyền: khoảng 80% rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện do thừa hưởng gien di truyền.
  • Phối hợp với một số bệnh lý (hội chứng X mỏng giòn, Rubella bẩm sinh…).
  • Những rối loạn khác đi kèm như chậm phát triển trí tuệ (50%), động kinh (30%), chứng tăng động kém tập trung.
  • Yếu tố môi trường được ghi nhận: Thời kỳ mang thai người mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… điều này sẽ làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra. Trẻ tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, sự ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc, ít dạy dỗ quan tâm yêu thương… cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

Nhận biết trẻ bị tự kỷ

Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, có các khiếm khuyết hành vi đặc trưng trong 3 lĩnh vực:

  • Tương tác xã hội.
  • Giao tiếp bằng lời và không lời.
  • Hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại.

Những biểu hiện bất thường về hành vi ở trẻ có thể kể đến như là: Ít cười, ít biểu lộ cảm xúc tình cảm với cha mẹ, thích chơi một mình, kém tương tác với những người xung quanh, mối quan tâm bị thu hẹp, hành vi rập khuôn… đặc biệt là có kèm theo tình trạng thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng (trẻ quá chậm nói so với tuổi hoặc trẻ bị mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ).

Đây được xem là những dấu hiệu cảnh báo sớm giúp cha mẹ và thầy cô giáo nhận diện có khả năng trẻ bị mắc chứng tự kỷ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng – 24 tháng tuổi.

Các dấu hiệu báo động tự kỷ ở trẻ trước 24 tháng

  • Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.
  • Không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi như chỉ ngón tay, vẫy tay mừng khi gặp người thân, bắt tay, tiếp xúc mắt, cười đáp với người quen…
  • Không nói được dù chỉ là 1 từ đơn khi 16 tháng.
  • Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Tại sao trẻ bị tự kỷ, cách nào phát hiện?- Ảnh 2.

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt.

Cha mẹ cần làm gì khi nghi ngờ trẻ tự kỷ?

Khi nghi ngờ trẻ bị tự kỷ, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là tìm đến các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn. Việc điều trị sớm sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Tùy từng mức độ, tình trạng của bệnh mà mỗi bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau, bao gồm cả điều trị bằng thuốc và tâm lý học.

Nhưng phương pháp chữa trị tốt nhất để cải thiện tình trạng của trẻ là sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của cha mẹ, gia đình và người thân.

Tại nhà, cha mẹ và người thân cần gần gũi con, hướng dẫn cách hỗ trợ giúp trẻ hòa nhập lại với sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ tự kỷ thường chỉ muốn có không gian riêng của mình, bó hẹp phạm vi tiếp xúc với người khác, không muốn giao lưu.

Cha mẹ và người thân nên sử dụng tên của trẻ để nói chuyện với trẻ thật đơn giản và dễ hiểu, nói chậm rãi và rõ ràng. Sử dụng cử chỉ đơn giản, giao tiếp bằng mắt và hình ảnh hoặc biểu tượng để hỗ trợ những gì bạn đang nói. Cho phép thêm thời gian để con bạn hiểu những gì bạn đã nói.

Không nên hỏi con bạn nhiều câu hỏi cùng lúc. Cố gắng không trò chuyện ở nơi ồn ào hoặc đông đúc; cố gắng không nói những điều, từ ngữ có nhiều nghĩa.

Nếu trẻ tự kỷ hay bị lo lắng, sợ hãi quá mức thì cha mẹ nên cố gắng tìm hiểu xem lý do là gì; Giúp con chuẩn bị đối phó với bất kỳ thay đổi nào, chẳng hạn như thay đổi lớp học ở trường; Giúp trẻ xác định và quản lý cảm xúc; Trẻ cần một nơi tương đối yên tĩnh.

Nếu trẻ khó khăn trong ăn uống thì cần tập cho trẻ ăn thức ăn đa dạng; Ăn vừa phải, không quá nhiều, không quá ít; Chữa ho hoặc nghẹn trong khi ăn; Chữa táo bón.

Nếu trẻ khó ngủ cha mẹ và người thân có thể giúp con mình bằng cách: Ghi nhật ký giấc ngủ của con để giúp bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào về giấc ngủ; Theo cùng một thói quen đi ngủ; Đảm bảo phòng ngủ của trẻ phải tối và yên tĩnh; Cho phép trẻ đeo nút bịt tai nếu cần.

Trên thực tế ghi nhận trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi giận. Chính vì vậy, điều cha mẹ nên làm là hãy xoa dịu trẻ, cho trẻ không gian thoải mái, vui chơi cùng trẻ. Huấn luyện nâng cao khả năng tự tin, quyết đoán, thích ứng với sự thay đổi môi trường sống.

Không nên tạo áp lực cho con bạn – học các kỹ năng xã hội cần có thời gian. Đừng ép con bạn tham gia các tình huống xã hội nếu chúng thấy ổn khi ở một mình. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm về bệnh tự kỷ, điều này sẽ giúp bạn khi có những khó khăn vướng mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

Latest from Blog