3 kiểu “bạo lực vô hình” này là nguyên …

14 mins read
3 kiểu “bạo lực vô hình” này là nguyên …

3 kiểu “bạo lực vô hình” này là nguyên nhân sâu xa khiến trẻ nổi loạn, không vâng lời

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ số 15:11 02/10/2023

Muốn giúp con trải qua tuổi thiếu niên suôn sẻ, giảm bớt sự “nổi loạn” thì cha mẹ phải không ngừng điều chỉnh bản thân, loại bỏ 3 kiểu “bạo lực vô hình” này.

  • Cha mẹ còn phạm 2 sai lầm này, con sẽ ngày càng mặc cảm, tự ti, tương lai khó làm việc lớn
  • 7 sai lầm khi dạy con mà nhiều cha mẹ phạm phải khiến trẻ lớn lên tự ti, nóng nảy
  • Tại sao con cái lớn lên lại không thương cha mẹ, có lẽ bạn đã mắc phải sai lầm này khi dạy con

Giáo sư tâm lý nổi tiếng Lý Mai Cẩn từng nói: “Bất kỳ hành động nào của đứa trẻ về cơ bản đều phản ánh phương pháp giáo dục của cha mẹ”. Nhiều khi, sự bướng bỉnh, nổi loạn và thờ ơ của trẻ vị thành niên luôn có thể bắt nguồn từ sự giáo dục của gia đình.

Con cái là kết quả, cha mẹ là nguyên nhân.

Trong bộ phim truyền hình ăn khách Cố Lên, Mẹ (Trung Quốc), cậu bé Tiểu Phù từ nhỏ vốn được giáo dục tốt. Nhưng sự nhã nhặn, lịch thiệp của cậu dường như đã hoàn toàn thay đổi chỉ sau một đêm.

3 kiểu bạo lực vô hình này là nguyên nhân sâu xa khiến trẻ nổi loạn, không vâng lời - Ảnh 1.

Tiểu Phù thường nghe lời mẹ và học tập rất chăm chỉ, nhưng thấy bố mẹ dành hết sự quan tâm cho người em trai ốm yếu, cậu bắt đầu phản kháng

Tiểu Phù thường nghe lời mẹ và học tập rất chăm chỉ, nhưng thấy bố mẹ dành hết sự quan tâm cho người em trai ốm yếu, cậu bắt đầu phản kháng. Tiểu Phù cố tình trốn học luyện thi, thản nhiên dùng tiền tiêu vặt mẹ cho để tặng cho các nhân vật nổi tiếng trong các buổi livestream (phát sóng trực tiếp).

Cậu bé trộm sách ở hiệu sách nhưng bị ông chủ phát hiện và đưa đến đồn cảnh sát. Ông vốn cho rằng đứa trẻ n goan ngoãn nên muốn cho một cơ hội để thay đổi. Nhưng Tiểu Phù lại ngạo mạn nói: “Cháu sẽ không xin lỗi” và muốn bỏ tiền ra để giải quyết vấn đề, không muốn thừa nhận mình đã sai.

Hành vi này khiến người mẹ thực sự khó hiểu: Tại sao con mình lại như vậy? Mãi về sau, họ mới phát hiện Tiểu Phù không phải hư hỏng mà chỉ muốn được chú ý, không muốn bố mẹ chỉ quan tâm đến em trai mà bỏ bê mình.

Khi một đứa trẻ liên tục đẩy cha mẹ ra xa, khiêu khích cha mẹ, thực ra trẻ chỉ muốn xem họ có yêu mình hay không mà thôi. Chỉ là cha mẹ đã quá quen với việc sử dụng những phương pháp, tiêu chuẩn riêng của mình để đánh giá con, kết quả là trẻ vô tình bị gắn những chiếc “nhãn” xấu xí.

Có những kiểu giáo dục không đánh đòn hay la mắng, nhưng có thể gây tổn hại lớn hơn cho trẻ, đẩy chúng ngày càng xa cha mẹ hơn. Đó chính là kiểu “bạo lực vô hình”.

Một số phương pháp giáo dục không còn phù hợp khi trẻ đã lớn thành “người lớn thu nhỏ” và cần được điều chỉnh kịp thời. Nếu bạn vẫn đối xử với con như một đứa trẻ không biết gì và hạn chế, kiểm soát thì trẻ sẽ học cách phản kháng.

Đừng quên rằng, cái gọi là “nổi loạn” chỉ là giai đoạn cần thiết để trẻ hướng tới một bản thân độc lập hơn. Nếu cha mẹ không hiểu điều này và có phương pháp giáo dục sai lầm sẽ thực sự làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn, hủy hoại sự phát triển tích cực của con cái.

Tránh 3 kiểu “bạo lực vô hình” này, trẻ ở tuổi dậy thì sẽ bớt nổi loạn

Muốn giúp con trải qua tuổi thiếu niên suôn sẻ, giảm bớt sự “nổi loạn” thì cha mẹ phải không ngừng điều chỉnh bản thân, loại bỏ 3 kiểu “bạo lực vô hình” này.

1. Suốt ngày cằn nhằn

Không khó để nhận ra rằng ở nhiều gia đình, ngay khi cha mẹ bắt đầu lý lẽ, cằn nhằn, con cái sẽ cúi đầu với vẻ chán nản, bịt tai không chịu nghe lời. Liên tục nói đạo lý thực sự không có tác dụng gì với trẻ vị thành niên, thậm chí có thể gây oán giận.

Trong tâm lý học tồn tại “hiệu ứng quá giới hạn”. Đây là hiện tượng tâm lý có phần tiêu cực của con người xảy ra khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.

Nhà văn nổi tiếng nước Mỹ – Mark Twain là một ví dụ cho hiệu ứng này. Có lần ông đi nhà thờ và nghe vị mục sư giảng. Ban đầu bài giảng đầy thú vị, vì thế ông đã dự định quyên góp tiền. Nhưng 10 phút trôi qua, ông bắt đầu mất kiên nhẫn dần và quyết định sẽ góp ít tiền lại.

Qua 10 phút nữa, vị mục sư tiếp tục giảng và ông không quyên góp tiền nữa. Mark Twain đã bị kích thích trong thời gian dài, không chịu đựng được và điều đó đã khiến ông thay đổi ý định của mình. Đây là cách mà hiệu ứng quá giới hạn được phát hiện. Từ đó, người ta thường giảm bớt tình trạng kích thích, nhắc lại thái quá một vấn đề để tránh hiệu ứng này sinh ra, làm ảnh hưởng đến tâm lý.

Điều này cũng đúng đối với việc giáo dục trẻ em. Cha mẹ càng lặp đi lặp lại lời nói, hành động để muốn trẻ nghe lời thì trẻ càng cảm thấy mất kiên nhẫn, chán nản. Cha mẹ càng nói nhiều, con càng không vâng lời.

Trên thực tế, nhiều trường hợp bạn chỉ cần nói một lần là trẻ đã nhớ ngay, không cần phải nhắc quá nhiều. Cũng giống như việc ăn cơm, đứa trẻ chỉ ăn được 1 bát cơm, nhưng bạn ép con ăn 4, 5 bát, trẻ có chịu được không? Kết quả cuối cùng là trẻ sẽ nhổ tất cả ra ngoài.

2. Luôn nói “tất cả là vì con”

Có lần, Tiến sĩ Đổng Tiến Vũ, một chuyên gia giáo dục ở Trung Quốc hỏi các phụ huynh tham dự buổi giảng thì thấy: Hơn 90% trong số họ đã nói với con mình “tất cả là vì con”. Ông cho rằng, khi cha mẹ nói những lời như vậy, con cái sẽ bị áp lực rất lớn và cảm thấy tội lỗi nặng nề.

Bởi ẩn sau câu “Tất cả là vì con” là những kỳ vọng, yêu cầu của cha mẹ đối với con cái. Nếu con không đáp ứng được sẽ tự trách mình, thậm chí có hành vi cực đoan.

“Cha mẹ hy sinh” là cách nghĩ sai lầm, không nên coi con cái là kẻ mang nợ bởi vốn dĩ người trong nhà là quan hệ bình đẳng. Nhưng vì cho và nhận trở thành quan hệ không bình đẳng nên tâm lý của cả hai bên sẽ mất cân bằng.

Làm cha mẹ là cho đi yêu thương không kèm điều kiện, là dành cho con những điều tốt đẹp nhất nhưng cũng không quên bản thân mình phải tốt đẹp trước. Yêu thương con cái là nên chấp nhận những lựa chọn của con mình và cho phép chúng tự do, làm những gì mình muốn và chọn con đường mình muốn đi. Hãy đồng hành, hướng dẫn, định hướng thay vì áp đặt, ép buộc.

3 kiểu bạo lực vô hình này là nguyên nhân sâu xa khiến trẻ nổi loạn, không vâng lời - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Đối xử với con bằng thái độ trịch thượng

Nhiều bậc cha mẹ luôn cảm thấy mình lớn hơn con, có kinh nghiệm hơn con nên con phải ngoan ngoãn, nghe lời. Tuy nhiên, việc ra lệnh, chỉ trích, khiển trách, tra hỏi và hoàn toàn phớt lờ cảm xúc của con sẽ chỉ khiến con xa cách và không muốn giao tiếp.

Một mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái là phụ huynh nên giữ thái độ khiêm tốn và lắng nghe quan điểm của trẻ. Bình đẳng, tôn trọng và thiết lập mối quan hệ với con như bạn bè có thể thúc đẩy sự kết nối tình cảm với trẻ.

Xin hãy nhớ rằng đàn áp không phải là giáo dục và nghiêm khắc không có nghĩa là khắc nghiệt. Điều có thể thực sự mang đến hạnh phúc cho trẻ em là sự khẳng định và khích lệ của cha mẹ.

Viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát: Yếu tố nào của gia đình có tác động lớn hơn đến thành tích của trẻ? Kết quả cho thấy, cảm xúc của cha mẹ càng tích cực thì tỷ lệ thành tích xuất sắc của con cái càng cao. Nhiều gia đình có học lực hàng đầu không chỉ “ép” con học bất chấp mà chính cha mẹ không ngừng hoàn thiện bản thân, giữ bình tĩnh trong cảm xúc và làm gương cho con cái.

Như nhà giáo dục nổi tiếng Cai Yuanpei đã nói: “Điều quyết định cuộc đời của một đứa trẻ không phải là thành tích học tập mà là sự trau dồi nhân cách lành mạnh. Nếu muốn nuôi dưỡng nhân cách lành mạnh cho con, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là thay đổi giọng điệu và cách nói chuyện”.

Chỉ bằng cách thường xuyên nuôi dưỡng con bằng những lời nói tử tế, nhẹ nhàng, khích lệ và nhân ái, bạn mới có thể khiến cuộc đời con tươi sáng.

  • sai lầm dạy con
  • bạo lực gia đình
  • Bài học dạy con
  • tuổi nổi loạn

Latest from Blog