“Có nên nhường ghế xe buýt cho phụ nữ mang thai?”, câu trả lời khiến nam ứng viên được nhận
Ứng viên EQ cao đã đưa ra câu trả lời vô cùng thuyết phục cho câu hỏi thường gây tranh cãi bất tận: “Có nên nhường ghế cho phụ nữ mang thai?”.
- “Tại sao có ông già Noel mà không có bà già Noel?” – Ứng viên trả lời hóm hỉnh được nhận ngay
- “Bạn gái thường đi đêm vì công việc, bạn có đồng ý không?” Ứng viên nam phản ứng một cách quyết đoán và được thuê ngay tại chỗ
- Làm gì khi trót vào phòng họp lúc sếp đang thay đồ? Ứng viên “bỏ qua” bối rối được nhận làm việc
Anh Hồ (Trung Quốc) là một sinh viên mới ra trường, tốt nghiệp một trường trung học kỹ thuật. Trong thị trường lao động đầy cạnh tranh hiện tại, trình độ học vấn của anh bị coi là rất thấp. Sau khi tốt nghiệp, anh đã gửi sơ yếu lý lịch của mình cho hàng loạt công ty và may mắn được gọi phỏng vấn ở một doanh nghiệp khá lớn. Tuy nhiên, hiểu rõ trình độ và kinh nghiệm của mình không bằng ai, anh Hồ chỉ biết cố gắng hết sức chứ không dám hy vọng nhiều.
Vào ngày đến phỏng vấn, anh được biết mình có 2 đối thủ đều là sinh viên đại học, tức có bằng cấp cao hơn anh, Người phỏng vấn là một phụ nữ ở độ tuổi 40 và có vẻ khá kén chọn.
Sau những câu hỏi giới thiệu bản thân và kinh nghiệm làm việc, chuyên môn, nhà tuyển dụng đã đưa ra một câu hỏi để kiểm tra EQ của ứng viên: “Có một phụ nữ mang thai trên xe buýt yêu cầu bạn nhường ghế, bạn có nhường chỗ không?”.
Cô gái đầu tiên trả lời: “Tôi cũng là một phụ nữ. Tại sao phụ nữ lại làm khó phụ nữ? Tôi nghĩ tất nhiên là mình phải nhường ghế. Nhường phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ là một hành vi lịch sự thể hiện phẩm chất cơ bản”.
Ứng viên thứ hai suy nghĩ kỹ một hồi rồi trả lời: “Còn tùy bà bầu bụng to hay không, nếu bụng to thì tôi sẽ nhường chỗ, nếu không thì thôi. Tôi không muốn nhường chỗ, bản thân tôi cũng rất mệt mỏi và đây không phải nghĩa vụ bắt buộc”.
Ảnh minh họa
Khi đến lượt anh Hồ, anh đã đưa ra câu trả lời khiến mọi người trong phòng đều phải sững sờ. Anh quả quyết: “Tôi nhất định sẽ không nhường!”.
Sau đó, anh giải thích: “Đầu tiên, nếu một phụ nữ mang thai vẫn đi xe buýt thì hẳn là cô ấy không có cảm giác khó chịu về thể chất trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thứ hai, nếu là trường hợp phụ nữ mang thai bụng lớn trông có vẻ vất vả trên xe buýt thì tôi đã chủ động nhường ghế ngay từ đầu, không cần đợi đến khi cô ấy lên tiếng hỏi như vậy.
Và nếu trên xe buýt vốn không có ai tự ý nhường ghế và phải đợi đến khi một bà bầu lên tiếng xin chỗ thì chắc hẳn hành vi hay thái độ của bà bầu này đã khiến mọi người có điểm khó chịu trước đó. Nhiều người trong xã hội bây giờ thích áp đặt những tiêu chuẩn đạo đức cho người khác. Nhường ghế cho phụ nữ mang thai là việc nên làm, nhưng không phải nghĩa vụ và cần xem xét tùy tình hình cụ thể”.
Sau đó, người phỏng vấn cười và nói: “Bạn rất thông minh, chàng trai trẻ. Tôi rất hài lòng với câu trả lời này. Bạn biết cách suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Công ty chúng tôi cần nhân viên quan trọng nhất là khả năng tư duy”. Ngay lập tức, anh Hồ là người nhận được thông báo trúng tuyển, vượt qua các đối thủ có trình độ hơn mình.
Lâu nay câu hỏi có nên nhường phụ nữ mang thai, người già, trẻ nhỏ ghế khi đi phương tiện công cộng hay không đã được cư dân mạng bàn luận rất nhiều. Có người cho rằng đây là hành động lịch sự bắt buộc, cũng có người cho rằng đây chỉ là lựa chọn và nếu không nhường chỗ thì cũng không đáng bị đánh giá. Cách giải quyết thông minh nhất có lẽ là phải dựa vào tình hình cụ thể và nên bình thường hóa việc người khác đưa ra lựa chọn khác với mình.