Câu đố tiếng Việt: “Núc” trong từ “bếp núc” nghĩa là gì, am hiểu lắm mới trả lời được
Nghĩa của từ “núc” khiến nhiều người bất ngờ.
- Câu đố: Đi không bình thường, chỉ thích bám tường/ Suốt ngày chép miệng buồn thương – Là con gì?
- Câu đố: Nghe toàn như óc với gan, nhưng hễ cất tiếng cả làng đều mê – Là gì?
- Câu đố: Con gì đói thì to mà no lại nhỏ?
Trong cuộc sống, có rất nhiều từ mà chúng ta sử dụng, nói hàng ngày nhưng lại không hề biết rõ nghĩa của nó là gì. Chẳng hạn như từ “bếp núc”, ta thường dùng để nói đến chuyện nấu ăn, chuyện trong bếp. Nhưng từ “bếp” thì ai cũng biết là gì rồi, vậy còn từ “núc” thì sao? “Núc” là cái gì? Tại sao lại ghép với từ “bếp”?
Theo từ điển Đại Nam quấc âm tự vị của tác giả Huỳnh Tịnh Của, “núc” (danh từ) có nghĩa là “đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn”. Hiểu một cách khác, “núc” là ông đầu rau, ông táo (để nấu bếp). Như vậy, “bếp núc” là một từ ghép đẳng lập đơn nghĩa. Tức là nghĩa của từ ghép trùng với nghĩa của một tiếng cấu tạo nên từ tố đó.
Ngoài “bếp núc”, trong tiếng Việt cũng có rất nhiều từ chúng ta sử dụng hàng ngày nhưng không rõ nghĩa. Chẳng hạn:
– Chợ búa: Nhiều ý kiến cho rằng “búa” là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là “phố”, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán. Chợ búa nói chung là nơi người ta tụ tập mua bán.
– Gậy gộc: Theo các nhà nghiên cứu, “gậy gộc” cũng là từ ghép đẳng lập. Cả hai yếu tố cấu tạo từ đều có nghĩa độc lập: “gậy” là đoạn tre, gỗ, sắt dùng làm vũ khí hoặc công cụ (như Thù này tích để còn lâu/Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què); “gộc” là phần gốc rễ của thân cây sau khi đã chặt, thường to, ngắn, thô sơ hơn gậy (như củi gộc; Gộc này mà nấu bánh chưng thì cháy đượm phải biết).
– Hỏi han: Đại Nam quấc âm tự vị của tác giả Huỳnh Tịnh Của giải thích “han” nghĩa là “hỏi tới”, “nói tới”.