Giáo viên chủ nhiệm 20 năm nói thẳng: Học sinh khó thành …

9 mins read
Giáo viên chủ nhiệm 20 năm nói thẳng: Học sinh khó thành …

Giáo viên chủ nhiệm 20 năm nói thẳng: Học sinh khó thành công có chung 1 đặc điểm, phụ huynh lưu ý

Thiên An, Theo Phụ nữ Việt Nam 06:45 30/09/2023

Có nhiều học sinh thoạt nhìn rất chăm chỉ nhưng thành tích lại không bằng người khác.

  • TPHCM cấm giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học
  • Đà Nẵng lên tiếng vụ “ép” học sinh cấp 1 học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài
  • Học sinh tiểu học viết văn “bóc phốt” bố mẹ khiến dân tình cười lăn

Giáo viên chủ nhiệm ngoài nhiệm vụ giảng dạy còn là người gần gũi với học sinh nhất. Ở cương vị chủ nhiệm, họ có khả năng bao quát chung cả lớp, đồng thời cũng nắm bắt được ưu nhược điểm cũng riêng từng học sinh, để từ đó đưa ra những lời khuyên, định hướng phù hợp.

Bằng kinh nghiệm dày dặn của mình, thầy Trương (Trung Quốc) – người đã làm công tác chủ nhiệm lớp 20 năm thẳng thắn nói rằng những học sinh lớn lên không có tương lai, khó thành công thường có một đặc điểm chung.

Thầy kể rằng mình từng dạy một học sinh. Trong mắt mọi người, đây là một học sinh vô cùng siêng năng, sáng nào cũng dậy rất sớm, tối nào cũng ngủ rất muộn. Sau khi vào cấp 3, em này càng chăm chỉ hơn, gần như ngày nào cũng thức đến hơn 12h đêm để học bài, cuối tuần được nghỉ cũng học thêm kín lịch.

Các giáo viên khác và phụ huynh đều rất thương em. Những tưởng trong kỳ thi tuyển sinh đại học, học sinh này có thể đạt được điểm cao. Nhưng sau khi biết điểm, mọi người đều chết lặng. Em học sinh đó thi còn chưa được 200 điểm, nghĩa là có khi còn không vào nổi một đại học tuyến hai.

Ai cũng hoang mang, bản thân em học sinh đó cũng cảm thấy hối tiếc. Mọi người đều không hiểu vì sao em đã chăm chỉ như thế rồi mà kết quả vẫn bết bát vậy.

Giáo viên chủ nhiệm 20 năm nói thẳng: Học sinh khó thành công có chung 1 đặc điểm, phụ huynh lưu ý - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vì học sinh thi trượt nên phụ huynh muốn em học lại năm lớp 12, nhưng không ngờ thầy Trương lại có quan điểm trái ngược: Dù thi lại thì em học sinh cũng khó đậu được một trường đại học tốt hơn. Kết luận này đến từ kinh nghiệm giảng dạy lâu năm của thầy.

Thầy có thể nhìn ra được nguyên nhân khiến em học sinh đó trượt đại học không phải vì em thiếu nỗ lực mà vì thực tế thì những lúc bình thường, em này không hề nỗ lực.

Có những học sinh có thể ôn lại toàn bộ kiến thức học được trong ngày sau giờ tan học về nhà, các em này chỉ cần 1-2 tiếng đồng hồ để học và hiểu. Thế nhưng cũng có những học sinh học cả ngày, thậm chí cả tuần vẫn không hiểu hết, điều này cho thấy các em chưa thực sự dồn hết tâm huyết vào việc học.

Dưới góc độ một giáo viên chủ nhiệm, thầy cho rằng gia đình không cần thiết phải hỗ trợ học sinh học lại, thay vì lãng phí một năn, tốt hơn là nên lên kế hoạch và con đường khác cho em sớm hơn.

Trên thực tế, đây chính là kiểu học sinh “giả vờ nỗ lực” mà chúng ta đã biết. Có một vài học sinh thoạt nhìn rất chăm chỉ, rất nỗ lực nhưng thực chất, họ chỉ đang cố gắng giả vờ mà thôi.

Trong mắt giáo viên, điều quan trọng nhất là học sinh có đủ chăm chỉ hay không. Bởi một học sinh dù có thiên phú nhưng lười biếng, không chịu bồi đắp, nỗ lực thì về lâu về dài cũng không thể đạt thành tích tốt được.

Ngược lại, một học sinh có thể không có thiên phú nhưng lại nhận thức được tầm quan trọng của việc học, dồn tâm sức, dành thời gian cho việc học thì vẫn có thể đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi.

Giáo viên chủ nhiệm 20 năm nói thẳng: Học sinh khó thành công có chung 1 đặc điểm, phụ huynh lưu ý - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Những học sinh “nỗ lực giả”, dù là chính bản thân các em hay phụ huynh đều cần lưu ý vấn đề này, cùng là thức đến khuya để học bài, sẽ có sự khác biệt lớn giữa ngồi vào bàn và học hành thực sự với chỉ ngồi vào bàn cho có.

Bên cạnh đó, khi cảm xúc tiêu cực của học sinh tích tụ quá lâu sẽ phủ bóng đen u ám lên cả gia đình. Dù là thi đại học hay bất cứ kỳ thi quan trọng nào khác, phụ huynh cũng đừng quên để ý đến tâm lý của học sinh. Nếu tâm lý các em có vấn đề thì dù chăm chỉ học hành đến đâu cũng khó đạt điểm cao trong kỳ thi được, bởi suy cho cùng hiệu suất học tập là rất quan trọng.

“Hiệu suất học tập” ở đây nghĩa là hiệu quả học tập học sinh có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Giảm bớt khoảng thời gian lãng phí, học sinh sẽ tận dụng được thời gian có ích để học tập, sẽ biết ưu tiên khoảng thời gian quan trọng nhất để sắp xếp kiến thức trong ngày và ôn tập trước nội dung môn học.

Học sinh không biết lợi dụng thời gian để học tập chẳng khác gì đang lãng phí thời gian, hiệu suất học tập theo đó mà thấp đi. Sự chênh lệch về thành tích giữa học sinh này với học sinh khác thực chất phản ánh sự khác biệt về hiệu suất học tập giữa các em.

Kinh nghiệm của thầy Trương chỉ ra rằng, mức độ chăm chỉ của học sinh không đại diện cho việc các em sẽ đạt kết quả xuất sắc. Phụ huynh phải quan tâm đến thái độ học tập và hiệu suất học tập của học sinh, chỉ khi hiệu suất học tập được nâng cao thì thành tích mới có thể được cải thiện.

  • giáo viên chủ nhiệm
  • học sinh
  • Back2school
  • kinh nghiệm học tập

Latest from Blog